Multimedia Đọc Báo in

Nhà báo Lê Quốc Minh tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam

16:28, 31/12/2021

Sáng 31/12, tại Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô, Hà Nội, đã diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam lần thứ XI, ra mắt Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Tại phiên trù bị chiều 30/12, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Hội Nhà báo Việt Nam đã nghe Đề án và phương án nhân sự Ban Chấp hành khóa XI. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi (khóa X) cho biết, theo đề án trình phương án nhân sự khóa XI có 57 ủy viên Ban Chấp hành, 17 ủy viên Ban Thường vụ, Ban Thường trực Hội gồm 1 Chủ tịch kiêm nhiệm và 3 Phó Chủ tịch chuyên trách, 15 ủy viên Ban Kiểm tra.

tt
Các đại biểu biểu quyết tại Đại hội.

Hiện chưa có nhân sự cụ thể của Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, 3 Ban của cơ quan Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam. Do đó, thay vì bầu 57 người, Đại hội chỉ bầu 52 người vào Ban Chấp hành, 5 vị trí sẽ bổ sung sau Đại hội.

Kết quả bỏ phiếu, 52 nhân sự đã trúng cử vào Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI, 15 nhân sự trúng cử vào Ban Kiểm tra khóa XI. 

tt
 Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khóa XI ra mắt Đại hội.

Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam khoá XI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã bầu ra Ban thường vụ gồm 12 đồng chí: Đoàn Xuân Bộ, Trương Văn Truyền, Trần Trọng Dũng, Phạm Mạnh Hùng, Phạm Quang Khải, Nguyễn Đức Lợi, Lê Quốc Minh, Nguyễn Nam, Tô Quang Phán, Nguyễn Tấn Phong, Lê Ngọc Quang, Vũ Việt Trang.

Với số phiếu bầu 100%, nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tiếp tục giữ chức Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025.

Đồng chí Trần Trọng Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo TP Hồ Chí Minh và đồng chí Nguyễn Đức Lợi, Ủy viên thường vụ Hội Nhà báo Việt Nam, Nguyên Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hội.

Theo Nhandan.vn

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.