Multimedia Đọc Báo in

Thường trực HĐND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh:

Thực hiện hiệu quả, chặt chẽ công tác phối hợp

08:38, 30/12/2021

Thực hiện Quy chế phối hợp công tác nhiệm kỳ 2016 – 2021, Thường trực HĐND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, có trách nhiệm trong triển khai các hoạt động liên quan và đạt được những kết quả tích cực.

Theo đó, hai bên đã phối hợp chặt chẽ trong nhiều hoạt động, nhiều nội dung như: triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp; tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý trong quá trình xây dựng, ban hành Nghị quyết của HĐND; tổ chức tiếp xúc cử tri; tham dự các kỳ họp HĐND tỉnh để trao đổi thông tin về những vấn đề cử tri quan tâm…

Một dấu ấn đậm nét trong công tác phối hợp thời gian qua là trong công tác bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026. Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành và trên cơ sở thông báo dự kiến cơ cấu, thành phần, số lượng người ứng cử của Thường trực HĐND tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã tổ chức các bước hiệp thương, lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND tỉnh đúng số lượng, đảm bảo cơ cấu, thành phần và chất lượng. Nhiệm kỳ 2021 - 2026, tỷ lệ cử tri đi bầu đạt 99,76%; cử tri đã lựa chọn bầu đủ số lượng 9 đại biểu Quốc hội, 75 đại biểu HĐND tỉnh, 513 đại biểu HĐND cấp huyện và 4.635 đại biểu HĐND cấp xã.

Chất lượng nội dung các phiên họp được nâng cao có kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh trên các mặt công tác.  Ảnh: Hồng Chuyên

Trong hoạt động giám sát, khảo sát và phản biện xã hội, xây dựng chính quyền, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Thường trực HĐND tỉnh đã tăng cường phối hợp trong lựa chọn, đề xuất nội dung, chương trình giám sát của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND tỉnh.

Nhờ vậy, việc xây dựng kế hoạch, chương trình giám sát của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, HĐND tỉnh, Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh qua các năm không trùng lắp, chồng chéo về nội dung, thời gian, đối tượng giám sát, khảo sát. Đại diện hai cơ quan đã tham gia giám sát một số chuyên đề, nhất là các giải pháp triển khai thực hiện chủ trương, cơ chế, chính sách đảm bảo các biện pháp an sinh xã hội, đời sống của nhân dân và những nội dung kiến nghị, bức xúc của cử tri và dư luận xã hội quan tâm.

Trong nhiệm kỳ qua, Thường trực HĐND tỉnh đã mời đại diện Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tham gia 66 cuộc giám sát, khảo sát của HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và các Ban của HĐND tỉnh. Qua giám sát, khảo sát những ý kiến, kiến nghị, đề xuất của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh được tổng hợp đầy đủ, phản ánh trong báo cáo giám sát, khảo sát báo cáo tại kỳ họp HĐND tỉnh và chuyển đến các cơ quan có liên quan xem xét giải quyết theo quy định. Chương trình giám sát, phản biện theo chuyên đề hằng năm của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận đều gửi đến Thường trực HĐND tỉnh để trao đổi, thống nhất và tổ chức triển khai.

Thường trực HĐND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các hội nghị tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì phối hợp tổ chức 10 đợt tiếp xúc cử tri, tại 15 điểm thuộc 15 huyện, thị xã, thành phố; hơn 56.990 cử tri tham dự với 6.162 lượt cử tri kiến nghị liên quan đến các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Thường trực HĐND tỉnh đã chuyển và yêu cầu các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết, trả lời cử tri. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND tỉnh phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát huy trách nhiệm, quyền hạn của mình trong việc theo dõi, đôn đốc, giám sát các cơ quan chức năng giải quyết kịp thời ý kiến, kiến nghị của cử tri. Qua đó bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, góp phần giải quyết kịp thời những vấn đề ở cơ sở, tạo niềm tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp trong tỉnh.

Sự phối hợp trao đổi thông tin thường xuyên đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai thực thi các nhiệm vụ theo thẩm quyền của hai cơ quan, đồng thời phát huy và khẳng định vai trò của MTTQ Việt Nam tỉnh trong thực hiện giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền ngày càng đáp ứng được niềm tin và mong đợi của cử tri.

Ngày 27/12, Thường trực HĐND tỉnh và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa nhiệm kỳ 2021 - 2026. Theo đó, hai cơ quan sẽ tiếp tục phối hợp một số nội dung trọng tâm, như: công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh; bầu Hội thẩm nhân dân của TAND tỉnh; tham gia xây dựng pháp luật; tuyên truyền, phổ biến pháp luật và Nghị quyết của HĐND tỉnh; phối hợp trong hoạt động giám sát, khảo sát, phản biện xã hội; xem xét, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; phối hợp tổ chức để đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri. Đặc biệt, Quy chế đã thống nhất hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri sau các kỳ họp của HĐND tỉnh trong trường hợp đặc biệt không tổ chức hội nghị trực tiếp, phối hợp giám sát đối với hoạt động, thực hiện lời hứa của đại biểu HĐND tỉnh với cử tri...

Nguyễn Thị Thanh Hương

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.