Multimedia Đọc Báo in

Năng lực thấu hiểu trong tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo

11:10, 21/04/2022

Thực hiện Quyết định số 219/QĐ-TTg, ngày 21/02/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo, Ban Tuyên giáo Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 04-KH/BTGTW, ngày 22/2/2021 về hướng dẫn công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo.

Xin được bàn về vai trò của năng lực thấu hiểu của đội ngũ làm công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo trong bối cảnh hiện nay.

Trong công tác tuyên truyền, nếu cán bộ có năng lực thấu hiểu nền tảng giá trị xã hội của từng tôn giáo và từng tộc người thì sẽ có được cái nhìn không phải từ bên ngoài, càng không phải là từ bên trên, mà nhìn từ bên trong. Xin được nhấn mạnh là sự thấu hiểu chứ không chỉ là sự hiểu biết. Dẫu rằng, để có sự hiểu biết hệ thống giá trị chuẩn mực xã hội của một cộng đồng khác với cộng đồng mà mình đang là thành viên cũng đã là điều khó khăn. Thực tế, những sai lầm trong cách quan sát, trong cách đánh giá một nền văn hóa này từ những chuẩn mực của một nền văn hóa khác cũng là điều dễ xảy ra. Định kiến khi quan sát một nền văn hóa khác không chỉ là đầu mối của cách hiểu sai mà nó còn có thể đưa người ta đến với những cách giải thích, cách đánh giá và cách đối xử sai lầm.

Giảng viên Trường Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông truyền đạt các nội dung tại khóa bồi dưỡng. Ảnh: N.Xuân
Giảng viên Trường Đào tạo - Bồi dưỡng cán bộ quản lý Thông tin và Truyền thông truyền đạt kiến thức, kỹ năng thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo. Ảnh: N.Xuân

Năng lực thấu hiểu sẽ giúp đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền và truyền thông nói chung về dân tộc và tôn giáo thận trọng hơn khi đưa ra những nhận định về sự “lạc hậu” liên quan tập quán hay đặc trưng văn hóa tộc người. Chúng ta vẫn có thói quen thường đánh giá về người khác thông qua những gì mình cho là chuẩn mực. Khi thấy không phù hợp với “chuẩn mực” của mình thì phàn nàn, chê bai mà không chịu đặt mình vào vị trí người khác để mà “hiểu”, mà lý giải và chia sẻ. Năng lực thấu hiểu giá trị tộc người sẽ giúp chúng ta hiểu vì sao người dân lại hành động thế này mà không phải hành động thế khác và trả lời cho câu hỏi giải pháp nào để có thay đổi.

Sự thấu hiểu cũng tránh được những lãng phí trong việc từ thiện, hỗ trợ cũng như nhận thức sai lầm về nhu cầu thực tế, nhu cầu chiến lược của người dân tộc thiểu số. Bởi nếu không có sự thấu hiểu thì sẽ không biết nhu cầu của người dân, và khi không hiểu nhu cầu thì việc thực hiện chính sách cũng sẽ dẫn tới sai lầm dù chủ trương của chính sách là rất tốt.

Đội ngũ những người làm công tác dân tộc và tôn giáo hoàn toàn có thể lường trước những khó khăn này để vượt qua, để tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo. Từ đó, thu hẹp khoảng cách tiếp cận thông tin giữa các vùng miền cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống văn hóa và truyền thống của người dân; duy trì an ninh quốc phòng ở miền núi, vùng sâu, vùng xa cũng như ở các vùng dân tộc thiểu số.

Trương Thị Hiền


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.