Multimedia Đọc Báo in

“Tự soi, tự sửa”: Phát huy trách nhiệm của đảng viên trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng

08:31, 16/03/2023

Mỗi đảng viên tự giác, trung thực, dũng cảm trong “tự soi, tự sửa” chính là “chìa khóa” để xây dựng tổ chức cơ sở đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.

“Soi” để “sửa”

Chi bộ Trường Tiểu học Mạc Thị Bưởi (xã Ea Kmút, huyện Ea Kar) có 16 đảng viên. Bên cạnh sinh hoạt thường kỳ, Chi bộ đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề gắn với nhiệm vụ xây dựng Đảng và công tác chuyên môn để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”, phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế, khuyết điểm.

Cô Đào Thị Mỹ Xoan, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho hay: Sau khi “soi” được khuyết điểm, nhất là trong công tác chuyên môn, các đảng viên cùng đóng góp ý kiến, đề ra giải pháp giúp nhau sửa chữa, khắc phục. Qua đó, tinh thần tự học, sáng tạo trong giáo viên được phát huy, chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới trong thiết kế bài giảng. Giáo viên mạnh dạn, tự tin hơn trong thể hiện chính kiến, quan điểm của mình.

Các học cụ huấn luyện do cán bộ, chiến sĩ các đơn vị trực thuộc Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar chế tạo.

Đối với Đảng bộ Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar, để giúp cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, hằng năm, Đảng ủy đã xây dựng và thực hiện kế hoạch sinh hoạt chuyên đề cụ thể, thiết thực, góp phần xây dựng Đảng bộ Quân sự huyện vững mạnh toàn diện. Từ kế hoạch của Đảng bộ, cấp ủy 3 chi bộ trực thuộc đã lựa chọn, tổ chức nội dung sinh hoạt chuyên đề phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của chi bộ, như: học và nêu gương theo Bác; thực hiện 3 đột phá về chất lượng tham mưu, đổi mới phương pháp, tác phong công tác, ý thức tự học, tự rèn luyện; những điều đảng viên không được làm; tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên; phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới… Việc cụ thể hóa bằng các chuyên đề đã góp phần nâng cao chất lượng trong sinh hoạt chi bộ, bảo đảm tính khả thi cao, tránh qua loa, đại khái.

Lãnh đạo Đảng ủy xã Cư Pui (huyện Krông Bông) kiểm tra việc thực hiện nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn.
 

Tập trung đổi mới, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị để mỗi đảng viên nêu cao tinh thần, trách nhiệm trong tự phê bình và phê bình, “tự soi, tự sửa” để ngày càng hoàn thiện bản thân là giải pháp thiết thực, hiện quả nhất góp phần xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh”.

 
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung

Thượng tá Lê Xuân Chung, Phó Bí thư Đảng ủy, Chính trị viên Ban Chỉ huy Quân sự huyện Ea Kar cho biết, với tinh thần cởi mở, góp ý mang tính xây dựng, chân thành, cụ thể, mỗi đợt sinh hoạt chuyên đề chính là cơ hội để cán bộ, đảng viên “tự soi” lại chính mình, thẳng thắn nói lên hạn chế, khuyết điểm của bản thân trước tập thể. Qua đó, chi bộ giúp đảng viên có hướng “tự sửa” để ngày càng hoàn thiện bản thân. Mỗi đảng viên đều lấy mục tiêu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng đơn vị “mẫu mực, tiêu biểu” làm mẫu số chung khi góp ý, phê bình cho đồng đội.

Thường xuyên, thực chất

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII, khóa XIII); Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và Kế hoạch số 03-KH/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 72-KH/TU, ngày 25/3/2022 về thực hiện Kế luận số 21 và Kế hoạch số 03. Trên cơ sở đó, từng cấp ủy, tổ chức Đảng trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện gắn với nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.

Theo Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh Nguyễn Đình Hoàng, để thực hiện xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 và các kết luận, kế hoạch của Trung ương, của tỉnh, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối đã ban hành Kế hoạch số 75-KH/ĐUK, ngày 5/5/2022 với 13 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó yêu cầu các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc phải thực hiện việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng một cách thường xuyên, thực chất, hiệu quả, tránh tình trạng triển khai một cách hình thức, chiếu lệ, chú trọng phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Một trong những giải pháp hiệu quả chính là tổ chức các đợt sinh hoạt chuyên đề để cán bộ, đảng viên “tự soi, tự sửa”. Tổ chức Đảng cấp trên tăng cường kiểm tra, giám sát các đảng bộ, chi bộ trực thuộc, phát hiện sớm những hạn chế, khuyết điểm, vi phạm. Qua đó, giới thiệu nội dung cho tập thể, cá nhân tiến hành tự kiểm tra để “tự soi” rõ những mặt hạn chế, khuyết điểm và có lộ trình tự sửa chữa.

Xã Cư Suê (huyện Cư M'gar) ứng dụng quét mã QR để truy cập thông tin thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả nhằm đáp ứng và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Với quan điểm “tự soi, tự sửa” phải là việc làm thường xuyên; “tự soi” là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là “tự sửa”, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ tỉnh đã thống nhất chỉ đạo việc thực hiện quá trình tự phê bình, “tự soi” phải làm rõ trách nhiệm của tập thể và từng cán bộ, đảng viên, trong đó có trách nhiệm của người đứng đầu để có căn cứ đề ra giải pháp khắc phục phù hợp, hiệu quả. Mặt khác, sau “tự soi”, mỗi cấp ủy và cán bộ, đảng viên đều phải xây dựng kế hoạch “tự sửa” nghiêm túc, tự giác, tránh hình thức với lộ trình cụ thể. Cấp ủy, tổ chức đảng và chính mỗi đảng viên là chủ thể giám sát quá trình “tự sửa” của đồng chí, đồng nghiệp một cách chân thành, cởi mở, trách nhiệm. 

Nguyễn Xuân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.