Multimedia Đọc Báo in

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ tám, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026

09:59, 20/04/2023

Sáng 20/4, HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ tám nhằm đánh giá, xem xét thông qua các nội dung quan trọng.

Tham dự kỳ họp có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Ngọc Nghị; Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng; các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh và các đại biểu HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Các đại biểu tham dự kỳ họp.
Các đại biểu tham dự kỳ họp.

Với phương châm “Đồng hành, chia sẻ, trách nhiệm”, nhằm giúp cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời các công việc phát sinh, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và triển khai điều hành có hiệu quả các hoạt động kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, phục vụ đời sống dân sinh, tại kỳ họp lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, đánh giá, thảo luận về 15 dự thảo Nghị quyết quan trọng liên quan đến lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đất đai, đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia; chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức…

Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa phát biểu khai mạc.
Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa phát biểu khai mạc.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa nhấn mạnh, các dự thảo Nghị quyết UBND tỉnh trình tại kỳ họp lần này là những nội dung hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng – an ninh của tỉnh.

Với khối lượng công việc khá nhiều trong khuôn khổ thời gian có hạn, do vậy đề nghị các vị đại biểu HĐND tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm, trí tuệ, tích cực nghiên cứu kỹ tài liệu, tham gia đóng góp ý kiến làm cơ sở để HĐND tỉnh xem xét, quyết định và hoàn tất có chất lượng các nội dung trong chương trình kỳ họp.

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.