Multimedia Đọc Báo in

Kỳ họp Chuyên đề lần thứ Mười hai, HĐND tỉnh khóa X sẽ diễn ra vào ngày 3/5

08:08, 25/04/2024

Theo Thông báo của HĐND tỉnh khóa X, Kỳ họp Chuyên đề lần thứ Mười hai sẽ diễn ra vào ngày 3/5 tới.

Dự kiến tại Kỳ họp Chuyên đề lần này, HĐND tỉnh sẽ xem xét, cho ý kiến và thông qua các tờ trình, dự thảo nghị quyết đối với các nội dung: về việc dừng ban hành Nghị quyết sửa đổi Điều 1 Nghị quyết 09/NQ-HĐND, ngày 6/5/2019 của HĐND tỉnh về thống nhất nội dung chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị dịch vụ Cụm công nghiệp Tân An, TP. Buôn Ma Thuột; quy định mức chi thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh; quy định về giá sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi năm 2023 đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn Nhà nước trên địa bàn tỉnh; sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 09/2023/NQ-HĐND ngày 14/7/2023 của HĐND quy định hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 – 2025 và bãi bỏ điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐND, ngày 10/7/2019 của HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác xã, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh, bổ sung quyết định chủ trương đầu tư của một số dự án đầu tư công.

Tại Kỳ họp, các đại biểu cũng sẽ nghiên cứu, xem xét, thông qua các tờ trình, dự thảo nghị quyết: việc điều chỉnh, bổ sung quyết định chủ trương đầu tư dự án Trụ sở làm việc Sở Kế hoạch và Đầu tư; việc cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 sang năm 2024 nguồn vốn ngân sách địa phương; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 nguồn vốn ngân sách địa phương; điều chỉnh, phân bổ phần vốn phân bổ sau và cập nhật chi tiết danh mục dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 5 năm (2021 – 2025) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; hỗ trợ kinh phí xây dựng 1.200 căn nhà cho hộ nghèo, khó khăn về nhà ở, gia đình chính sách, đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh năm 2024; biên chế công chức trong các cơ quan hành chính, phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế hội đặc thù trên địa bàn tỉnh năm 2024; đặt tên, đổi tên đường trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột (đợt 5).

Đại biểu biểu quyết thông qua các nghị quyết tại Kỳ họp Chuyên đề lần thứ Mười một, HĐND tỉnh khóa X.
Đại biểu biểu quyết thông qua nghị quyết tại Kỳ họp Chuyên đề lần thứ Mười một, HĐND tỉnh khóa X. (Ảnh tư liệu)

Để Kỳ họp được tiến hành đúng quy định, đảm bảo chất lượng, Thường trực HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan chuẩn bị văn bản trình Kỳ họp phải đảm bảo chất lượng. Các dự thảo nghị quyết quy phạm pháp luật (nếu có) phải đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2020. Thủ trưởng các sở, ban, ngành sắp xếp thời gian tham dự, phục vụ Kỳ họp theo quy định.

Các ban của HĐND tỉnh theo phân công của Thường trực HĐND tỉnh tổ chức thẩm tra các văn bản trình Kỳ họp; trước khi tiến hành thẩm tra cần tổ chức khảo sát để nội dung thẩm tra được sát và phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế… qua đó giúp đại biểu HĐND tỉnh có định hướng để thảo luận và biểu quyết tại Kỳ họp.

Các tổ đại biểu HĐND tỉnh tổ chức họp Tổ nghiêm túc, triển khai đến các vị đại biểu thực hiện nghiên cứu tài liệu của Kỳ họp, làm cơ sở thảo luận; tham gia góp ý Chương trình, nội dung Kỳ họp, tham gia ý kiến vào các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết của HĐND tỉnh.

Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh phối hợp chặt chẽ với Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan để đảm bảo các điều kiện phục vụ Kỳ họp…

Lan Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.