Multimedia Đọc Báo in

Cải cách hành chính gắn liền với tinh thần chủ động, đổi mới

08:43, 06/11/2024

Chủ động nghiên cứu, sáng tạo, quyết liệt áp dụng những giải pháp đổi mới để cải cách hành chính là khâu đột phá trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành” được xác định là một trong những nội dung quan trọng, xuyên suốt trong thực hiện cải cách hành chính của UBND huyện Krông Pắc, giai đoạn 2021-2025.

Theo đó, cùng với đầu tư trang thiết bị làm việc, bố trí nguồn nhân lực bảo đảm phục vụ tốt việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC), huyện đặc biệt yêu cầu các phòng, ban, đơn vị, địa phương chủ động đưa ra những sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả CCHC, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp (DN) đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

Người dân tham gia ý kiến tại mô hình đối thoại "Sống trong lòng dân" do UBND huyện Krông Pắc triển khai.

Bám sát yêu cầu này, các phòng, ban, đơn vị thuộc UBND huyện và UBND các xã, thị trấn đã nghiên cứu các cách làm mới, lựa chọn triển khai nhiều mô hình hành chính phục vụ người dân phù hợp với thực tiễn tại địa phương như:  “Ngày không hẹn” và “Ngày không viết”, “Chính quyền thân thiện, công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ”, “Ngày thứ tư tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng dịch vụ công trực tuyến”, “Ngày thứ tư trực tuyến và ngày không hẹn trong giải quyết TTHC”, “Ứng dụng mạng zalo nhằm cung ứng, sử dụng dịch vụ công trực tuyến”, "Ngày thứ bảy vì dân"… Trong đó, có những mô hình phát huy hiệu quả nổi bật, được người dân, DN tiếp nhận, phản hồi tốt, như mô hình đối thoại “Sống trong lòng dân” của UBND huyện Krông Pắc được triển khai tại xã Ea Phê và đang nhân rộng đến các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; “1.000 công dân số tiêu biểu” triển khai tại xã Ea Yông vào tháng 3 năm 2023...

Điểm chung của những mô hình này là quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát chặt chẽ trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân; bảo đảm không làm phát sinh chi phí thực hiện TTHC ngoài quy định của pháp luật; rút ngắn thời gian đi lại giải quyết TTHC, từ đó tạo đột phá trong thực hiện nhiệm vụ CCHC trên địa bàn.

Đáng nói, mô hình “1.000 công dân số tiêu biểu” triển khai tại xã Ea Yông là minh chứng cho sự vào cuộc quyết liệt, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền, các đoàn thể, DN và nhận được sự tham gia hưởng tích cực của người dân trên địa bàn xã. Theo đó, chính quyền vận động các đơn vị viễn thông, ngân hàng hỗ trợ kinh phí lắp đặt mạng wifi miễn phí và đến tận 20 thôn, buôn, 8 đơn vị trường học của xã hỗ trợ người dân, cán bộ, giáo viên, học sinh tạo tài khoản dịch vụ công trực tuyến, cài đặt ứng dụng VNeID, chuẩn hóa thông tin thuê bao, mở ví điện tử… Chỉ sau 60 ngày phát động, đã có hơn 7.850 công dân được chuẩn hóa thông tin thuê bao, kích hoạt định danh điện tử ở mức độ 2, mở tài khoản ngân hàng và được hướng dẫn cách thức nộp hồ sơ trực tuyến trên điện thoại thông minh.

Người dân xã Ea Yông, huyện Krông Pắc thực hiện các thủ tục hành chính trên môi trường mạng.

Trong 2 năm (2022 - 2023), huyện Krông Pắc đã công nhận 11 đề tài, sáng kiến về CCHC... Riêng 9 tháng của năm 2024, có 4 đề tài, sáng kiến được áp dụng, mang lại hiệu quả. Bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó Chủ tịch UBND huyện đánh giá, việc triển khai các mô hình, sáng kiến vào thực tiễn đã đem lại hiệu quả thiết thực, giải quyết TTHC kịp thời, rút ngắn thời gian, thuận tiện cho người dân, bảo đảm công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Qua đó tạo sự hài lòng của người dân đến giải quyết các TTHC, giúp chính quyền địa phương khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân, DN đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; giúp các ngành, UBND các xã, thị trấn phản hồi và kịp thời cải thiện những hạn chế, thiếu sót trong công tác.

Thời gian tới, cùng với việc đề cao tinh thần, trách nhiệm trong thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, huyện tiếp tục duy trì những mô hình, sáng kiến đã có, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tìm kiếm những cách làm mới phù hợp với thực tiễn tại địa phương để nâng cao chất lượng CCHC, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân, DN. Bên cạnh đó, huyện chú trọng đẩy mạnh tuyên tuyền, hướng dẫn người dân, DN thực hiện nộp hồ sơ trực tuyến và thanh toán trực tuyến nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen của người dân, DN, phục vụ chuyển đổi số quốc gia.

Trâm Anh


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.