Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk và Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm về phát triển du lịch 

11:29, 18/08/2022

Ngày 17/8, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tổ chức chương trình trao đổi, chia sẻ công tác phát triển du lịch giữa hai địa phương.

Tại buổi làm việc, đại diện ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch hai tỉnh đã thông tin về lợi thế, tiềm năng, sản phẩm và định hướng phát triển du lịch của địa phương mình nhằm trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm về thu hút đầu tư, xúc tiến, quảng bá du lịch, xã hội hóa du lịch… 

Các đại biểu tham dự chương trình.

Bình Dương có hơn 300 năm hình thành và phát triển, có bề dày lịch sử và văn hóa, trong đó du lịch đa dạng về sản phẩm. Nổi bật là du lịch tâm linh với chùa Hội Khánh, chùa Bà và Lễ hội rước kiệu Bà Thiên Hậu diễn ra vào Rằm tháng Giêng hàng năm; du lịch sinh thái với vườn cây ăn trái Lái Thiêu, có các món ẩm thực đặc trưng; du lịch xanh, du lịch trên sông… Thời gian qua, tỉnh Bình Dương chú trọng phát triển các trung tâm thương mại, khu mua sắm, hệ thống nhà hàng, khách sạn đạt chuẩn để phục vụ du khách.

Các đại biểu đoàn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Dương tham quan, khảo sát du lịch tại thác Dray Nur.

Tỉnh Đắk Lắk có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó nổi bật nhất là cao nguyên với hệ thống sông, núi, rừng, thác ghềnh hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Bình Dương mong muốn Đắk Lắk chia sẻ cách làm du lịch cộng đồng, du lịch homestay… để cùng trao đổi, hỗ trợ, kết nối giữa hai bên. 

Trên cơ sở tiềm năng du lịch cùng những trải nghiệm trước đó, các đại biểu đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, góp ý để hoàn thiện các sản phẩm du lịch, góp phần đưa ngành du lịch hai tỉnh phát triển. 

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.