Multimedia Đọc Báo in

Làm gì để bảo đảm an toàn sau khi tiêm vắc xin COVID-19?

15:12, 09/09/2021

Việc triển khai vắc xin COVID-19 thu hút sự chú ý trên quy mô toàn cầu, tuy nhiên, để giữ an toàn sau khi tiêm vắc xin COVID là câu hỏi đang được dư luận quan tâm.
 
Theo các chuyên gia ở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nếu đã được tiêm phòng vắc xin COVID-19, không có nghĩa là chúng ta được bảo vệ hoàn toàn khỏi nguy cơ tái nhiễm hoặc tái quay trở lại lối sống như trước đại dịch. Mọi người vẫn có thể bị nhiễm trùng nhẹ hoặc không có triệu chứng và có thể gây ra một chuỗi nhiễm trùng và biến chứng ở những người khác. Vì vậy, tầm quan trọng để đạt được “khả năng miễn dịch bầy đàn hay miễn dịch cộng đồng” là rất quan trọng. Điều này có thể hiểu, một khi tỷ lệ lớn dân số được miễn dịch, trong đó nhờ chủ yếu vào tiêm vắc xin thì số ca mắc bệnh sẽ giảm thấp và không còn đủ những người nhạy cảm để lây  truyền vi rút ra xung quanh.
 
Vì lý do nói trên, sau khi tiêm vắc xin mọi người cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa (như đeo khẩu trang và giữ khoảng cách). Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến giữ an toàn sau khi tiêm vắc xin COVID-19 để bảo vệ bản thân và những người khác:
 
Vắc xin chủng ngừa COVID-19 có hiệu quả như thế nào?
Vắc xin khiến cơ thể miễn dịch, nhưng không phải là bất khả chiến bại. Thuốc chủng ngừa COVID-19 cung cấp khả năng bảo vệ đáng kể chống lại vi rút SARS-CoV-2. Tuy nhiên, giống như bất cứ điều gì, chúng không hiệu quả 100%.
 
Dữ liệu hiện tại cho thấy vắc xin mRNA có hiệu quả khoảng 94% đến 95%. Điều đó có nghĩa, vẫn có khả năng những người đã được tiêm chủng đầy đủ có thể mắc bệnh COVID-19. Mặc dù những người đã được tiêm chủng đầy đủ sẽ không bị bệnh nhưng họ vẫn có bị nhiễm trùng nhẹ hoặc không có triệu chứng của COVID-19. Nếu điều này xảy ra, có thể lây lan vi rút sang những người chưa được tiêm phòng.
 
Khi vắc xin tiếp tục được đưa ra sủ dụng, thì ngày càng nhiều người được chủng ngừa, nguy cơ mắc một ca bệnh nhẹ hoặc lây lan cho người khác sẽ giảm.
 
Cần bao nhiêu liều vắc xin COVID-19 để có hiệu lực đầy đủ?
Mặc dù vắcxin cung cấp mức độ bảo vệ cao nhưng không phải toàn bộ khỏi COVID-19, chúng cũng cần tiêm đủ liều và có thời gian để đạt được mức bảo vệ đầy đủ.
 
Cả vắc xin Pfizer-BioNTech và Moderna đều yêu cầu hai liều, cần được tiêm theo từng bước cụ thể. Liều đầu tiên cung cấp khả năng bảo vệ tốt, nhưng bạn sẽ không nhận được sự bảo vệ lâu dài và đầy đủ của vắc xin cho đến hai tuần sau liều thứ hai.

Đối với vắc xin COVID-19 cần khoảng 2 liều để có hiệu lực đầy đủ.
Đối với vắc xin COVID-19 cần khoảng 2 liều để có hiệu lực đầy đủ.


 Vắc xin Johnson & Johnson chỉ cần một liều nhưng cũng cần thời gian để đạt được hiệu quả bảo vệ đầy đủ. Do loại vắc xin này rất mới nên y học không có dữ liệu để khẳng định khả năng bảo vệ của vắc xin kéo dài bao lâu. Tuy nhiên, dựa trên những gì y học đã biết về coronavirus và vắc xin mRNA, thì mọi người cần phải tiêm mũi nhắc lại trong tương lai. 
 
Khi nào chúng ta đạt được miễn dịch cộng đồng?
Nếu muốn thấy thời gian sau COVID đến nhanh hơn, thì chúng ta phải cần hai điều: nhiều vắc xin hơn và nhiều người được tiêm chủng hơn. Dịch bệnh cần người lây lan, do vậy, càng nhiều người được tiêm chủng thì mọi người càng được an toàn. 
 
Miễn dịch cộng đồng hay miễn dịch quần thể (Herd immunity, Herd effect, Community immunity, hay Population immunity) là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống bệnh truyền nhiễm diễn ra khi một tỷ lệ lớn dân số đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn, virus lây nhiễm. Nó tạo nên một lớp bảo vệ cho những người không miễn dịch, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại. Tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì khả năng những người không có miễn dịch phơi nhiễm với cá thể nguồn lây càng nhỏ. 

Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng.
Tiêm vắc xin là cách tốt nhất để đạt được miễn dịch cộng đồng.


 Vì lợi ích thiết thực như vậy nên WHO ủng hộ miễn dịch cộng đồng thông qua việc tiêm phòng, chứ không phải bằng cách cho phép bệnh lây lan qua bất kỳ phân khúc dân số nào, vì điều này có thể dẫn đến các trường hợp không cần thiết và tử vong. Miễn dịch bầy đàn không có nghĩa là chưa được tiêm chủng hoặc những cá thể chưa bị nhiễm bệnh trước đó đã được miễn dịch. Thay vào đó, miễn dịch cộng đồng tồn tại khi những cá thể không được miễn dịch, nhưng sống trong một cộng đồng có tỷ lệ miễn dịch cao, họ sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh so với những cá thể không có miễn dịch sống trong một cộng đồng có tỷ lệ miễn dịch thấp.
 
Bạn có thể làm gì sau khi tiêm chủng đầy đủ?

Có một loại vắc xin cho chính bản thân là điều tuyệt vời, và nó chắc chắn mang lại cho bạn sự an tâm, ngay cả khi bạn vẫn phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa. 
 
Hướng dẫn mới nhất của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), những người đã được tiêm chủng đầy đủ có thể tiếp xúc với những người cũng đã được tiêm chủng đầy đủ. Và với những người chưa được tiêm chủng, miễn là những người chưa được tiêm chủng là người cùng gia đình và tình trạng sức khỏe không có nguy cơ cao.

Sự kết hợp giữa các ca mắc bệnh và mức độ tiêm chủng ngày càng tăng tạo nên một món súp dịch tễ học được dùng để tạo ra các biến thể mới kháng lại vắc xin, vì vậy hãy tiếp tục phòng ngừa bảo vệ bản thân và gia đình giống như chúng ta làm khi bắt đầu đại dịch bùng phát.

Nguyễn Duy


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.