Multimedia Đọc Báo in

Phấn đấu đến năm 2030 thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện từ tỉnh đến cơ sở

11:18, 03/11/2021

Thực hiện Chương trình chuyển đối số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh, ngành thư viện sẽ từng bước nâng cấp, hoàn thiện, phát triển hạ tầng kỹ thuật, số hóa tài nguyên thông tin nhằm phục vụ kết nối liên thông, đồng bộ, thống nhất, phù hợp với quy mô, đặc thù của từng loại thư viện, sớm hình thành thư viện điện tử, thư viện số. 

Cùng với đó, sẽ rà soát các thư viện trên địa bàn tỉnh, từng bước nâng cấp, tái cấu trúc hạ tầng để đẩy nhanh việc chuyển đổi, hình thành hạ tầng số, thực hiện cung cấp dữ liệu và kết nối với cơ sở dữ liệu của quốc gia, của các bộ, ngành, địa phương theo quy định pháp luật; tăng cường đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị, tiện ích thư viện thông minh trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, đặc biệt đối với thư viện tỉnh; thư viện các huyện, thị xã; thư viện lực lượng vũ trang nhân dân và hệ thống thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác…

Học sinh trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tham gia một tiết học tại thư viện
Học sinh trên địa bàn thị xã Buôn Hồ tham gia một tiết học tại thư viện. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, xây dựng tích hợp, kết nối, trao đổi, chia sẻ nguồn tài nguyên và cung cấp cơ sở dữ liệu số phục vụ người dân, liên thông thư viện qua việc ứng dụng công nghệ thông tin. Cung cấp dịch vụ trực tuyến (giới thiệu tài nguyên thông tin mới, tra cứu tài nguyên thông tin, mượn/trả, gia hạn tài nguyên thông tin, sao chụp từ xa...) hỗ trợ học tập, nghiên cứu và giải trí cho người dân. Từng bước phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động thông minh (điện thoại di động, máy tính bảng...) để cung cấp các dịch vụ và khả năng truy cập vào các nguồn tài nguyên thông tin của thư viện ở mọi lúc, mọi nơi…

Theo Kế hoạch, mục tiêu đến năm 2025, hệ thống thư viện công cộng toàn tỉnh được đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ thư viện, tiến đến hiện đại hóa thư viện. Từng bước phát triển thư viện điện tử, thư viện kỹ thuật số tiên tiến, hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu đọc và thông tin đa dạng của nhân dân trong tỉnh. Trong đó, ưu tiên đầu tư hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện với Thư viện Quốc gia và các thư viện trong và ngoài nước. 

Đến năm 2030 tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện từ tỉnh đến cơ sở, nâng cấp các hệ thống thư viện số phù hợp với nhiệm vụ nhu cầu thực tế của địa phương, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc. 

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.