Multimedia Đọc Báo in

Tăng cường quản lý thuế đối với hoạt động khai thác khoáng sản

11:26, 15/09/2021

Cục Thuế tỉnh cho biết, đơn vị đang triển khai đồng loạt các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn.

Cụ thể, Cục Thuế tỉnh quán triệt các đơn vị trực thuộc tăng cường thực hiện công tác quản lý, hướng dẫn người nộp thuế về chính sách thuế tài nguyên theo quy định của Luật Quản lý thuế.

Tổ chức thanh, kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản để xử lý theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

Kiểm tra, rà soát chặt chẽ công tác cấp, bán hóa đơn quyển, hóa đơn lẻ đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh lĩnh vực tài nguyên khoáng sản.

Đoàn kiểm tra liên ngành của TP. Buôn Ma Thuột kiểm tra hóa đơn, chứng từ một xe vận chuyển cát trên địa bàn thành phố (Ảnh chụp trước khi xảy ra dịch COVID-19)
Đoàn kiểm tra liên ngành của TP. Buôn Ma Thuột kiểm tra hóa đơn, chứng từ một xe vận chuyển cát trên địa bàn thành phố. (Ảnh chụp trước ngày 27-4)

Ngành Thuế cũng phối hợp với các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra hóa đơn, chứng từ đối với hoạt động vận chuyển tài nguyên, khoáng sản trên đường, các kho bãi tập kết và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm. Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản đối với các đơn vị vi phạm nhiều lần, thực hiện không đúng các quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản.

Theo số liệu mới nhất của ngành Thuế, hoạt động quản lý và chống thất thu thuế, phí trong lĩnh vực khai thác tài nguyên khoáng sản trong 6 tháng đầu năm 2021 thu về 28,8 tỷ đồng.

Việc siết chặt quản lý thuế đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản sẽ góp phần hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2021, tạo tiền đề cần thiết cho công tác thu ngân sách năm 2022.

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.