Multimedia Đọc Báo in

Huyện Lắk: Hơn 51 nghìn lượt hộ nghèo và đối tượng chính sách được vay vốn theo Nghị định 78/2002/NĐ-CP

14:17, 09/08/2022

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 (gọi tắt là Nghị định số 78) của Chính phủ, nguồn vốn cho vay trên địa bàn huyện Lắk không ngừng tăng trưởng và ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay của người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Qua 20 năm (2002 - 2022) thực hiện Nghị định số 78, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Lắk đã triển khai cho vay 15 chương trình tín dụng chính sách, với tổng nguồn vốn hoạt động tại địa bàn huyện đạt hơn 448 tỷ đồng, tăng hơn 440 tỷ đồng so với thời điểm Phòng giao dịch mới đi vào hoạt động. Nguồn vốn tín dụng chính sách đã được đầu tư đến 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện, tập trung đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, ưu tiên vốn cho vay hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Kết quả, toàn huyện đã có 51.132 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn, với doanh số cho vay đạt 1.655 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt trên 1.139 tỷ đồng. Qua đó góp phần giúp trên 2.000 hộ thoát nghèo; tạo việc làm cho trên 900 lao động; giúp 770 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; hỗ trợ xây mới và cải tạo 4.684 công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 1.601 ngôi nhà cho hộ nghèo...

Mô hình trồng ca cao ở xã Đắk Phơi, huyện Lắk mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.
Mô hình trồng ca cao ở xã Đắk Phơi, huyện Lắk mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Hoạt động tín dụng chính sách xã hội góp phần tích cực vào việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Lắk. Kết quả cuối năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 27,39%. Dấu ấn đặc biệt theo Quyết định số 353/QĐ-TTg, ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, từ năm 2022 huyện Lắk thoát khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.