Multimedia Đọc Báo in

Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt thấp

14:52, 15/09/2022

Ngày 15/9, UBND tỉnh tổ chức họp chuyên đề về xây dựng cơ bản tháng 9/2022 nhằm nắm bắt tình hình giải ngân vốn xây dựng cơ bản, giải quyết những khó khăn trong quá trình thực hiện các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản trong thời gian tới.

Theo số liệu của Sở Kế hoạch - Đầu tư, tính đến ngày 13/9, giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh đạt thấp (26%), dưới mức trung bình chung của cả nước (34,4%) và thấp hơn cùng kỳ năm 2021 (29,5%).

a
Quang cảnh cuộc họp.

Cụ thể, kế hoạch đầu tư công năm 2021 đã được cấp có thẩm quyền kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2022 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý là hơn 614 tỷ đồng, tính đến ngày 13/9/2022 mới giải ngân hơn 85,4 tỷ đồng, bằng 13,9% kế hoạch.

Kế hoạch đầu tư công năm 2022 đã phân bổ chi tiết cho các dự án trong kế hoạch là hơn 3.510 tỷ đồng, đến nay các đơn vị, chủ đầu tư đã giải ngân gần 910 tỷ đồng, bằng 26%.

Có 6 đơn vị chưa giải ngân được đồng vốn nào, 9 đơn vị giải ngân dưới tỷ lệ bình quân chung của tỉnh, trong đó 4 đơn vị dưới 10%, 5 đơn vị dưới 26%.

Tỷ lệ giải ngân vốn đạt thấp là do một số dự án thuộc kế hoạch vốn kéo dài năm 2021 sang năm 2022 đang chờ phê duyệt quyết toán, chờ nghiệm thu khối lượng hoàn thành và đang chờ kết luận của Thanh tra, Kiểm toán nên chưa thực hiện giải ngân; công tác giải phóng mặt bằng thực hiện chậm.

Đối với vốn ngân sách Trung ương, các công trình mở mới của kế hoạch trung hạn 2021 - 2025 chủ yếu tập trung trong năm 2022, hiện vẫn đang trong quá trình phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công tổng dự toán, chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Đối với nguồn vốn ngân sách địa phương, phần lớn đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất nhưng việc thu tiền sử dụng đất còn chậm nên thiếu vốn để thực hiện giải ngân cho các dự án…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh chỉ đạo các ngành, địa phương, chủ đầu tư phải tập trung rà soát, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn; chủ động chuyển nguồn vốn đối với các dự án không có khả năng giải ngân. Đồng thời, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ giải ngân, nhất là đối với các dự án trọng điểm của tỉnh.

Thùy Dung

 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.