Multimedia Đọc Báo in

Phát triển bền vững sản phẩm sầu riêng gắn với thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói

09:22, 01/11/2022

Chiều 31/10, UBND huyện Krông Pắc phối hợp với Trường Cán bộ quản lý nông nghiệp và Phát triển nông thôn II tổ chức Hội nghị định hướng phát triển bền vững sản phẩm sầu riêng; thiết lập và quản lý mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói.

Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại hội trường Huyện ủy và trực tuyến đến các xã, thị trấn với sự tham gia của lãnh đạo huyện, các đơn vị chuyên môn, các xã, thị trấn, hợp tác xã, tổ hợp tác và nông dân tham gia mã vùng trồng.

Các đại biểu trực tiếp tham gia hội nghị tại Hội trường Huyện ủy.
Các đại biểu trực tiếp tham gia hội nghị tại Hội trường Huyện ủy.

Tại hội nghị, Tiến sỹ Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn II đã phân tích những đặc điểm, yêu cầu, xu hướng của thị trường tiêu thụ sản phẩm sầu riêng; cảnh báo những nguy cơ có thể xảy ra đối với việc xuất khẩu sầu riêng, phát triển và quản lý vùng trồng từ bài học của các loại cây ăn trái như nhãn, vú sữa, thanh long… Qua đó, khuyến cáo các giải pháp liên kết tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt công tác thiết lập, quản lý, duy trì mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói trên địa bàn huyện Krông Pắc.

Tiến sỹ Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn II trao đổi về thị trường tiêu thụ sầu riêng.
Tiến sỹ Trần Minh Hải, Phó hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn II trao đổi về thị trường tiêu thụ sầu riêng tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Huyện ủy Krông Pắc Trần Hồng Tiến nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý 17 mã vùng trồng của nông dân Krông Pắc đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc phê duyệt và đề nghị nông dân tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, doanh nghiệp liên kết bảo vệ tốt các mã vùng trồng này thông qua các ứng dụng số hóa.

Với tiền đề là sản phẩm sầu riêng, thời gian tới, huyện Krông Pắc cũng sẽ triển khai thiết lập và quản lý mã vùng trồng đối với một số sản phẩm nông nghiệp thế mạnh khác như chanh dây, khoai lang, yến sào.

Việc thiết lập mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói không chỉ giúp truy xuất nguồn gốc, gắn chặt sản xuất theo quy trình nhất định, đáp ứng yêu cầu của các nước nhập khẩu mà còn nâng cao ý thức sản xuất, ý thức bảo vệ thành quả sản xuất nông nghiệp của nông dân.

Đinh Nga


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.