Multimedia Đọc Báo in

13 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh đợt 1, năm 2022

19:43, 27/12/2022

Trong hai ngày 26 và 27/12, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tỉnh tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1, năm 2022 đối với 21 sản phẩm của 14 chủ thể ở TX. Buôn Hồ và các huyện: Buôn Đôn, Krông Búk, Ea H’leo. 

Kết quả, có 13/21 sản phẩm đạt từ 3 – 4 sao OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 1 sản phẩm đạt 4 sao là Maca Ea H'leo của HTX Sản xuất, Thương mại, Dịch vụ nông nghiệp Macca Ea H'leo; có 12 sản phẩm đạt 3 sao, gồm: Cà phê bột Song Thuận Coffee, Cà phê hạt Song Thuận Coffee (hộ kinh doanh Nguyễn Thái Thuận); Mắc ca Đắk Lắk Công Linh (hộ kinh doanh Mắc ca Đắk Lắk Công Linh); Cà phê sạch và nguyên chất Kty Café (hộ kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Chư Kbô); Mật ong lên men Bon Bon, Mật ong Bon Bon (Công ty TNHH MTV Thương mại Kim Long); Cà phê bột Ea H’leo Coffee sạch – nguyên chất 100% (Công ty cổ phần Coffee Group Ea H’leo); Yến sào Ban Mê (Hộ kinh doanh Yến sào Ban Mê); Cà phê hạt rang Hương Mỹ (đặc biệt) của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Hương Mỹ; Dưa lưới Nông Farm CACB, Dưa hấu Nông Farm CACB (hộ kinh doanh Nông Farm CACB); Yến sào Hồng Lam (hộ kinh doanh Nguyễn Thị Hồng Lam).

ảnh
Các sản phẩm OCOP của TX. Buôn Hồ được trưng bày tại hội nghị.

Theo đánh giá của Hội đồng OCOP cấp tỉnh, đối với 13 sản phẩm nêu trên, cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm hoàn thiện thủ tục, trình UBND tỉnh phê duyệt kết quả và cấp chứng nhận đạt hạng sao tương ứng cho 13 sản phẩm đạt điểm.

Còn lại 5 sản phẩm chưa đạt (dưới 50 điểm) và 3 sản phẩm chưa đủ điều kiện bắt buộc, Hội đồng OCOP cấp tỉnh ghi nhận kết quả đánh giá của Hội đồng chuyên ngành, giao Cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm phối hợp với cấp huyện đôn đốc, hướng dẫn chủ thể sản phẩm khắc phục, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ sản phẩm để tiếp tục chấm điểm tại đợt tiếp theo (dự kiến tổ chức vào tháng 3/2023).

Minh Thuận

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.