Multimedia Đọc Báo in

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

14:23, 27/12/2022

Sáng 27/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh chủ trì Cuộc họp chuyên đề về xây dựng cơ bản tháng 12/2022 nhằm đánh giá tình hình giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đẩy nhanh tiến độ giải ngân trong thời gian tới.

Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

Theo báo cáo tại cuộc họp, thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022, đến ngày 22/12/2022 toàn tỉnh đã giải ngân 215,837/614,586 tỷ đồng của kế hoạch đầu tư công năm 2021 kéo dài thực hiện và giải ngân sang năm 2022 nguồn vốn ngân sách tỉnh quản lý, đạt 35,1% KH (tăng 5,6% KH so với tháng trước); đã giải ngân 1.709,463/3.480,191 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công năm 2022, đạt 49,1% KH (tăng 12,1% so với tháng trước).

Có 13 đơn vị giải ngân trên mức bình quân chung của tỉnh (49,1%); 9 đơn vị giải ngân đạt 40 - 49% KH; 9 đơn vị giải nhân dưới mức bình quân chung của tỉnh và 2 đơn vị giải ngân 0%.

Các đại biểu tham dự cuộc họp.
Các đại biểu tham dự cuộc họp.

Đối với 20 dự án khởi công mới năm 2022 nguồn vốn ngân sách Trung ương với tổng số vốn 950,988 tỷ đồng (chiếm 83% KH năm vốn ngân sách Trung ương). Đến ngày 22/12/2022 đã giải ngân được 438,109 tỷ đồng, đạt 46,1% KH. Đến nay, 11/20 dự án đã phê duyệt đã tổ chức xong đấu thầu và còn 9 dự án chưa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Một số dự án lớn chưa giải ngân hoặc giải ngân thấp như: Dự án nâng cấp Khoa Ung bướu thành Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên; xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực Trung tâm điểm du lịch hồ Lắk; Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 1 đoạn từ cầu Buôn Ky, thành phố Buôn Ma Thuột đến Km 49+00; Dự án đê bao ngăn lũ phía Nam sông Krông Ana…

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đinh Xuân Hà phát biểu tại cuộc họp.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Đinh Xuân Hà phát biểu tại cuộc họp.

Tỷ lệ giải ngân của tỉnh đạt thấp do một số nguyên ngân: một số dự án đã quyết toán không còn nhu cầu giải ngân; một số dự án đang chờ phê duyệt quyết toán, đang chờ nghiệm thu khối lượng hoàn thành (các dự án năm 2021 kéo dài sang năm 2022); công tác giải phóng mặt bằng chậm; nguồn vốn ngân sách địa phương phần lớn thu từ nguồn thu sử dụng đất nhưng việc thu tiền sử dụng đất còn chậm nên thiếu vốn…

Tại cuộc họp, các đại biểu tập trung thảo luận về những giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công như: khẩn trương triển khai kế hoạch thu tiền sử dụng đất, tiền bán đất để đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các công trình đã có trong kế hoạch; chủ đầu tư thực hiện đấu thầu qua mạng; khẩn trương tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án trọng điểm của tỉnh…

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Cảnh đề nghị các sở, ngành, địa phương tập trung thực hiện các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó cần đôn đốc tiến độ thi công các dự án, sớm hoàn thành các thủ tục, đẩy nhanh công tác nghiệm thu, quyết toán; đồng thời sử dụng nguồn vốn thu từ tiền sử dụng đất để tập trung cho công tác giải ngân vốn đầu tư công; tạo điều kiện cho các chủ đầu tư giải ngân vốn kịp thời theo quy định của pháp luật; đôn đốc, tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án có thu tiền sử dụng đất.

Đối với các chủ đầu tư, cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo giải ngân kế hoạch vốn trước ngày 30/12/2022. Các trường hợp giải ngân không hết, các chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh.

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.