Multimedia Đọc Báo in

Doanh số cho vay Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh đạt gần 980 tỷ đồng

19:21, 05/06/2023

Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk cho biết, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay của đơn vị đạt gần 980 tỷ đồng.

Theo đó, tính đến cuối tháng 5/2023, tổng dư nợ đạt gần 6.836 tỷ đồng (tăng hơn 505 tỷ đồng so với cuối năm 2022 và tăng hơn 88 tỷ đồng so với tháng 4/2023), tỷ lệ tăng trưởng đạt 7,98% (hoàn thành 73,78% kế hoạch).

Trong tháng 5/2023, tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là hơn 9,9 tỷ đồng (tăng hơn 700 triệu đồng so với cuối năm 2022 và giảm 184 triệu đồng so với tháng 4/2023).

Trong đó, nợ quá hạn hơn 2,9 tỷ đồng (giảm gần 346 triệu đồng so cuối năm 2022 và tăng 36 triệu đồng so với tháng 4/2023); nợ khoanh trên 7 tỷ đồng (tăng hơn 1 tỷ đồng so cuối năm 2022 và giảm 220 triệu đồng so với tháng 4/2023).

Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay.
Cán bộ Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Krông Bông kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay.

Có 10/15 đơn vị giảm nợ quá hạn; 90/184 xã, 542/687 hội đoàn thể cấp xã, 10 hội, đoàn thể nhận ủy thác cấp huyện và 3.867/4.069 tổ tiết kiệm và vay vốn không có nợ quá hạn.

Từ nay đến cuối năm, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Đắk Lắk sẽ tiếp tục triển khai kịp thời, có hiệu quả tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ lãi suất trong Chương trình phục hồi phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 của Chính phủ.

Đồng thời, phấn đấu duy trì tỷ lệ nợ quá hạn và nợ khoanh dưới 0,15%; đẩy mạnh các giải pháp huy động tiền gửi tổ chức, cá nhân, nhận tiền gửi tổ viên tổ tiết kiệm và vay vốn đảm bảo hoàn thành kế hoạch được giao hàng tháng…

Khánh Huyền

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.