Multimedia Đọc Báo in

Hội thảo Doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ thúc đẩy thanh toán số, phát triển kinh tế số, xã hội số

14:50, 12/10/2023

Sáng 12/10, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo "Doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ thúc đẩy thanh toán số (Fintech), phát triển kinh tế số, xã hội số".

Tham dự hội thảo có đại diện Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông, Bộ Thông tin và Truyền thông; lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Đắk Lắk; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương; các hiệp hội, doanh nghiệp; các tổ chức tín dụng; cá nhân liên quan trong việc thanh toán số, thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.
Ông Nguyễn Thiện Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông khẳng định vai trò quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Tại hội thảo, đại diện Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông đã nêu rõ vai trò của doanh nghiệp công nghệ số thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số.

Sở Thông tin và Truyền thông trình bày tham luận về nhu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thanh toán số tại địa phương.

Một số hiệp hội, tổ chức tín dụng, ví điện tử đã trình bày những khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thanh toán số của doanh nghiệp, tổ chức tại địa phương cũng như giải pháp để thúc đẩy thanh toán số, kinh tế số, xã hội số.

Ông Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền trình bày tham luận Nhu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thanh toán số tại địa phương.
Ông Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền trình bày tham luận "Nhu cầu chuyển đổi số, phát triển kinh tế số trong thanh toán số tại địa phương".

Theo đó, đa số các đại biểu cho rằng, Đắk Lắk có thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp với các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao. Đắk Lắk cũng đang thu hút sự đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.

Do đó, sự phát triển của giải pháp thanh toán số có ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế của tỉnh, giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp công nghệ cũng có nhiều lợi thế và cơ hội khi phát triển các dịch vụ thanh toán số.

Đại diện Công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC trình bày tham luận Ví điện tử VTC Pay và giải pháp chuyển đổi số đối trong thanh toán dịch vụ công và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển kinh doanh số.
Đại diện Công ty Truyền thông đa phương tiện - VTC trình bày tham luận "Ví điện tử VTC Pay và giải pháp chuyển đổi số đối trong thanh toán dịch vụ công và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển kinh doanh số".

Tại Đắk Lắk, các ứng dụng thanh toán số như: Mobile Banking, ví điện tử không đơn thuần chỉ để chuyển tiền, vấn tin mà người dân còn có thể sử dụng đa dạng các tiện ích, như: thanh toán hóa đơn, thương mại điện tử… Người dân, doanh nghiệp Đắk Lắk đang đăng ký sử dụng các dịch vụ kể trên ngày càng nhiều.

Các đại biểu tham dự hội thảo.
Các đại biểu tham dự hội thảo.

“Thời gian tới, để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số, tỉnh Đắk Lắk sẽ tiếp tục kêu gọi sự đồng hành của các doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ thúc đẩy thanh toán số. Đồng thời, tuyên truyền đến công chúng về thanh toán không tiền mặt, nêu bật những lợi ích, thúc đẩy và khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng số, các phương thức thanh toán không tiền mặt một cách an toàn, hợp lý, góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, ông Ra Lan Trương Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ.

Đinh Hằng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.