Multimedia Đọc Báo in

Agribank Đắk Lắk: Năm 2023, nguồn vốn huy động tăng 1.400 tỷ đồng

08:12, 24/12/2023

Năm 2023, mặc dù thị trường vốn trong nước gặp khó khăn, nhất là nửa cuối năm lãi suất tiền gửi giảm sâu, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác huy động vốn, nhưng Ngân hàng NN-PTNT Chi nhánh Đắk Lắk (Agribank Đắk Lắk) vẫn duy trì đà tăng trưởng nguồn vốn huy động cao so với mặt bằng chung trong khu vực.

Theo đó, nguồn vốn huy động đến cuối năm 2023 tại đơn vị này đạt 10.700 tỷ đồng, tăng 1.400  tỷ đồng so với đầu năm, đạt tốc độ tăng trưởng 14% (tỷ lệ này toàn khu vực là 9,3%).

Lãnh đạo Agribank Đắk Lắk trao thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn.
Lãnh đạo Agribank Đắk Lắk trao thưởng cho các đơn vị có thành tích xuất sắc trong công tác huy động vốn.

Để có được kết quả trên, thời gian qua Agribank Đắk Lắk đã triển khai đồng bộ các giải pháp, như: phân tích thị trường, đẩy mạnh quảng bá sản phẩm dịch vụ, đổi mới phong cách phục vụ với phương châm lấy khách hàng làm trung tâm; thực hiện khoán chỉ tiêu huy động vốn đến nhóm và người lao động; phát động nhiều đợt thi đua ngắn ngày về huy động vốn.

Cùng với đó, đơn vị đã triển khai có hiệu quả các chương trình khuyến mại do Agribank tổ chức; đa dạng các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh công tác phát triển khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh toán, phát hành thẻ, sử dụng dịch vụ E-Banking, phát triển khách hàng là tổ chức thanh toán lương qua tài khoản, mở tài khoản thanh toán trực tuyến, cung cấp tài khoản thanh toán số đẹp..., gắn với việc đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá nội dung, tiện ích các sản phẩm huy động tiền gửi để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với hình thức trả lãi linh hoạt, đảm bảo an toàn tài sản và lợi ích của người gửi tiền. 

Phan Quốc Lương


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.