Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Búk: Triển khai 15 dự án phát triển kinh tế từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân

10:51, 29/02/2024

Đến cuối tháng 2/2024, Hội Nông dân huyện Krông Búk đã triển khai 15 dự án phát triển kinh tế với tổng nguồn vốn hơn 3,8 tỷ đồng từ Quỹ Hỗ trợ nông dân. 

Trong đó, có 11 dự án vay vốn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện (hơn 2 tỉ đồng), 4 dự án từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh và Trung ương (1,8 tỉ đồng). Các dự án chủ yếu đầu tư phát triển chăn nuôi bò sinh sản, dê sinh sản, cải tạo và chăm sóc cà phê, cải tạo và chăm sóc sầu riêng xen mắc ca, cải tạo và chăm sóc cây sầu riêng…

Mô hình chăn nuôi dê sinh sản thuộc Dự án chăn nuôi của Hội Nông dân xã Tân Lập (huyện Krông Búk).
Mô hình chăn nuôi dê sinh sản thuộc Dự án chăn nuôi của Hội Nông dân xã Tân Lập.

Đồng hành với hội viên nông dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, Hội Nông dân huyện Krông Búk đã nhận ủy thác vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý 58 tổ tiết kiệm và vay vốn, tổng dư nợ gần 130 tỷ đồng cho 2.372 hội viên vay vốn; phối hợp với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Chi nhánh huyện Krông Búk - Bắc Đắk Lắk) thành lập, quản lý và phát triển 15 tổ liên kết vay vốn, dư nợ 9,103 tỷ đồng. 

Bên cạnh đó, Hội Nông dân huyện còn đẩy mạnh các hoạt động “tư vấn, hỗ trợ nông dân", thông qua việc phối hợp với các phòng, ban, doanh nghiệp tổ chức chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ vốn, sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật trồng chăm sóc, phòng trừ các loại sâu bệnh trên cây trồng vật nuôi. Đồng thời, hỗ trợ, hướng dẫn bà con nông dân liên kết phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; phối hợp với các ngân hàng, doanh nghiệp triển khai cho nông dân vay vốn, mua phân bón theo phương thức trả chậm với trên 150 tấn phân bón các loại và hơn 10.000 cây giống,…

Hoàng Ân

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.