Multimedia Đọc Báo in

Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp

14:58, 14/05/2024

Sáng 14/5, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 (Nghị quyết 30) và Kết luận số 82-KL/TW, ngày 29/7/2020 (Kết luận 82) của Bộ Chính trị về việc tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp.

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội, đại diện thường trực huyện ủy, thị ủy, thành ủy, các sở, ngành liên quan và chủ rừng.

Các đại biểu dự hội nghị
Các đại biểu dự hội nghị.

Thực hiện nghị quyết, kết luận của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện Chương trình số 40-CTr/TU, ngày 8/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 30.

Đối với các công ty nông nghiệp, đã tiến hành các thủ tục cổ phần hóa đối với 6 công ty TNHH MTV; chuyển đổi Công ty TNHH MTV Cà phê Cư Pul thành loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên; thực hiện giải thể 3 công ty.

Với các công ty lâm nghiệp, trong số 15 công ty lâm nghiệp do tỉnh quản lý, có 6 công ty thực hiện theo hình thức Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, 1 công ty chuyển thành Ban quản lý rừng phòng hộ, 8 công ty chuyển đổi thành hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Thực hiện phương án được phê duyệt, các công ty nông, lâm nghiệp thực hiện giải quyết chế độ cho 100 người lao động dôi dư sau sắp xếp, đối mới, với tổng số tiền gần 10,3 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỉnh đã lập, phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cấp huyện, Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 – 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đã xác định, cập nhật vị trí, ranh giới, diện tích, mục đích sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp quản lý, sử dụng.

Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Nguyễn Đình Trung phát biểu tại hội nghị
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Đình Trung cho rằng, qua 10 năm thực hiện Nghị quyết 30 đã đạt được những kết quả nhất định; các cơ quan, đơn vị địa phương và các công ty nông, lâm nghiệp trên địa bàn đã tích cực triển khai những nhiệm vụ, giải pháp, sắp xếp, đối mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp thuộc tỉnh quản lý.

Các công ty nông, lâm nghiệp sau khi được sắp xếp, đối mới đã từng bước phát huy được vai trò, nỗ lực quản lý sử dụng đất, bảo vệ rừng, phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm; một số công ty đã xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, qua đó đóng góp nhất định vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của địa phương.

Tuy nhiên, hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế; tình trạng tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn diễn ra phức tạp. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị, trong thời gian tới, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị liên quan cần chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; nâng cao vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và công tác điều hành, thực hiện của các các cơ quan, đơn vị liên quan đến Nghị quyết 30; kiên quyết không để xảy ra những điểm nóng về tranh chấp đất đai; nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại tố cáo; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, đặc biệt là quỹ đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.