Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Hơn 8,6 tỷ đồng bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách

09:52, 21/08/2024

Thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (Chỉ thị số 40), đến nay UBND huyện Krông Bông đã chuyển hơn 8,6 tỷ đồng từ ngân sách địa phương ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện để bổ sung nguồn vốn cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn.

Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40, trên địa bàn huyện có 47.992 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi với doanh số 1.680 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 1.026 tỷ đồng.

Đến nay, tổng dư nợ 17 chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt gần 663 tỷ đồng, với 13.393 hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác đang vay vốn, dư nợ bình quân 49,4 triệu đồng/khách hàng.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp trên 20.000 hộ cải thiện về cuộc sống, chuyển biến về nhận thức, cách thức làm ăn và đã có trên 17.000 hộ nghèo đã thoát nghèo.

Gia đình bà Nguyễn Thị Tín ở thôn 3 (xã Hòa Lễ) được vay vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển sản xuất.
Gia đình bà Nguyễn Thị Tín (thôn 3, xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông) được vay vốn tín dụng chính sách xã hội để phát triển sản xuất.

Thông qua việc vay vốn tín dụng ưu đãi đã tạo việc làm mới cho trên 2.623 lao động; giúp 5.404 học sinh sinh viên được vay vốn đi học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề; xây mới, cải tạo, nâng cấp 12.458 công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; hỗ trợ 1.987 hộ nghèo làm nhà ở; duy trì và phát triển nhiều dự án, mô hình sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt có hiệu quả...

Khả Lê


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.