Multimedia Đọc Báo in

Tỉnh táo với "chương trình từ thiện" của tổ chức khủng bố Việt Tân

15:10, 07/11/2021

Với việc tổ chức chương trình "Chút quà yêu thương", tổ chức phản động Việt Tân đang cố tình lợi dụng danh nghĩa từ thiện để phục vụ cho các mục đích chính trị đen tối của mình.

Với lời phát động “dân giúp dân”, Việt Tân nhắn nhủ người cần giúp đỡ nhắn vào hộp thư trên mạng xã hội để được hướng dẫn chi tiết cách thức nhận quà. Thoạt nhìn có thể lầm tưởng đây là một hành động tốt, nhất là trong thời buổi kinh tế khó khăn do đại dịch. Nhưng thực chất chương trình “Chút quà yêu thương” mà Việt Tân đưa ra nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi khi đánh trúng tâm lý muốn được hỗ trợ trong mùa dịch, qua đó quảng bá hình ảnh của Việt Tân với đông đảo người dân lao động. Thông qua những thông tin được những người đang cần hỗ trợ nhắn vào hộp thư của chương trình, chúng thu thập thông tin cá nhân của từng người, từ đó tiến hành liên lạc, móc nối, dụ dỗ, mua chuộc để biến họ thành công cụ thực hiện các âm mưu phá hoại.

Có thể nhận thấy chương trình này có quá nhiều điểm mập mờ cả về thông tin và những đối tượng tương tác. Được biết, rất nhiều chủ nhân của những bình luận cổ súy cho Việt Tân hiện đang tị nạn tại nước ngoài, thậm chí có nhiều tương tác được thực hiện bởi các tài khoản ảo, ví như “chim mồi”. Rõ ràng chúng đang muốn tạo ra hiệu ứng cộng hưởng để dễ dàng thu hút, dẫn dắt những người nhẹ dạ cả tin.

Từ ngày 4-10-2016, khi đưa Việt Tân vào danh sách các tổ chức khủng bố, thông báo của Bộ Công an nêu rõ: “Việt Tân” là tổ chức khủng bố, do đó, người nào có hành vi tham gia, tuyên truyền, lôi kéo, xúi giục người khác tham gia, tài trợ, nhận tài trợ của “Việt Tân”; tham gia các khóa đào tạo, huấn luyện do “Việt Tân” tổ chức; hoạt động theo sự chỉ đạo của “Việt Tân”… sẽ đồng phạm tội khủng bố, tài trợ khủng bố và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam. Vì vậy, mỗi người dân cần tỉnh táo, cảnh giác trước những “chiêu trò” của Việt Tân, đừng vì những lợi ích viển vông mà để bị dụ dỗ, lôi kéo, rồi lún sâu vào con đường vi phạm pháp luật.

Nhật Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.