Multimedia Đọc Báo in

Bắt 4 đối tượng lừa đảo nhận tiền “chạy án”

11:45, 12/08/2021

Thượng tá Bùi Trọng Tuấn, Trưởng Công an TP. Buôn Ma Thuột cho biết, đơn vị đang củng cố hồ sơ để xử lý 4 đối tượng trong đường dây lừa, đảo chiến đoạt tài sản.

Liên quan đến vụ việc, trước đó Công an TP. Buôn Ma Thuột cũng đã ra quyết định khởi tố đối tượng Nguyễn Thị Hoàng Oanh (SN 1994, trú tại xã Cư Êbur, TP. Buôn Ma Thuột) về hành vi đánh bạc.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ngày 19-6-2021, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã đồng loạt ra quân và triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn bằng hình thức ghi số đề, với tổng số tiền giao dịch hơn 500 tỷ đồng, bắt giữ trên 20 đối tượng. Tham gia đường dây số đề này có Nguyễn Thị Hoàng Oanh.

Các đối tượng lừa đảo nhận tiền chạy án
Các đối tượng lừa đảo nhận tiền "chạy án" tại cơ quan Công an

Ngày 6-8-2021, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã triệu tập Oanh lên làm việc để xử lý về hành vi đánh bạc. Tại đây Oanh khai nhận, do sợ bị công an bắt nên trước đó đã liên lạc đặt vấn đề và đưa 400 triệu đồng cho một người tên Thảo để đi lo lót "chạy án".

Ngay sau đó, Công an TP. Buôn Ma Thuột đã điều tra, làm rõ và bắt 4 đối tượng trong đường dây nhận tiền "chạy án" cho Oanh gồm: Nguyễn Thị Vy Thảo (SN 1978), Đỗ Văn Tân (SN 1980), cùng trú tại phường Tân Thành, TP. Buôn Ma Thuột, Đỗ Thị Thu Hiền (SN 1978, trú phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ) và Huỳnh Thị Tuyết Mai (SN 1969, trú xã Quảng Tiến, huyện Cư M’gar).

Tại cơ quan điều tra, các đối tượng nhận khai nhận: Thảo trực tiếp nhận 400 triệu đồng của Oanh rồi đưa cho Tân 330 triệu đồng để “lo việc”, giữ lại 70 triệu đồng tiêu xài cá nhân; Tân tiếp tục giữ lại 50 triệu đồng và đưa cho Hiền 280 triệu đồng; Hiền giữ lại 60 triệu đồng rồi chuyển cho Mai 220 triệu đồng để lo "chạy án" cho Oanh.

Lê Thành


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.