Multimedia Đọc Báo in

Chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024

10:24, 24/06/2024

Sở Giao thông vận tải (GTVT) vừa có công văn gửi các ban quản lý dự án, UBND các huyện, thị xã, thành phố; các nhà thầu thi công công trình trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ do Sở GTVT quản lý về việc chủ động ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai phục vụ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Theo đó, Sở đề nghị các đơn vị liên quan huy động toàn bộ lực lượng, phương tiện, thiết bị để hốt đất, đá sạt lở ta luy dương tại những vị trí đang bị sụt lở gây ách tắc giao thông, bảo đảm an toàn cho các phương tiện tham giao giao thông; khơi thông các vị trí tắc cống, rãnh dọc để thoát nước kịp thời không để tình trạng mặt đường bị ngập úng, nước chảy tràn qua mặt đường.

Tập trung kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sụt lở đất, lũ quét để có phương án xử lý và phân luồng giao thông từ xa; khi xảy ra ách tắc giao thông phải có phương án xử lý kịp thời không để ách tắc kéo dài làm ảnh hưởng công tác tổ chức kỳ thi.

Cán bộ Đội CSGT - Trật tự (Công an TP. Buôn Ma Thuột) hướng dẫn giao thông cho phụ huynh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh minh họa.
Cán bộ Đội CSGT - Trật tự (Công an TP. Buôn Ma Thuột) hướng dẫn giao thông cho phụ huynh tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023. Ảnh minh họa.

Bố trí lực lượng trực gác, hướng dẫn giao thông tại các vị trí có nguy cơ nước ngập sâu, nước chảy xiết, nhất là qua ngầm, tràn, bến phà, cầu phao, đò ngang; khi cần thiết, phải rào chắn, cấm đường không cho người và phương tiện qua lại, kết hợp với thông báo và phân luồng từ xa.

Các nhà thầu thực hiện công tác bảo trì đường bộ chuẩn bị lực lượng, vật tư, trang thiết bị, máy móc sẵn sàng để xử lý, khắc phục bảo đảm giao thông khi có sự cố lũ quét, sạt lở đất đá, trôi cầu, đứt đường xảy ra. Phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan trong công tác phân luồng, bảo đảm giao thông trong suốt thời gian tổ chức kỳ thi.

Hoàng Tuyết


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.