Multimedia Đọc Báo in

Cơm nắm... giữ rừng Nam Ka

20:24, 28/11/2022

Nằm cách TP. Buôn Ma Thuột khoảng 50 km, Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka với diện tích 20.394,4 ha (thuộc 2 huyện Lắk và Krông Ana) là nơi có hệ động thực vật phong phú, đa dạng; trong đó có nhiều loài động thực vật quý hiếm. 

Nhưng những cánh rừng "vàng" này không tránh khỏi việc bị lâm tặc "dòm ngó", đột nhập vào khai thác lâm sản trái phép. Chính vì vậy, lực lượng kiểm lâm của Vườn vẫn đang ngày đêm nỗ lực vượt qua khó khăn, thiếu thốn để tuần tra, kịp thời xử lý những hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng. 

Địa hình ở đây phức tạp với nhiều dãy núi cao, suối sâu. Để tuần tra rừng, kiểm lâm viên Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka phải vất vả leo lên những ngọn núi cao...

 

... vượt qua những suối sâu nguy hiểm để tuần tra rừng.

 

Trong chuyến tuần tra, lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra vị trí của mình thông qua hệ thống định vị.

 

Qua hệ thống định vị, kiểm lâm biết được vị trí cũng như độ cao khu vực đang tuần tra.

 

Càng lên cao hệ động thực vật ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka càng phong phú, đa dạng.

 

Rễ một cây cổ thụ phủ đầy rêu trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka.

 

Kiểm tra một loài thực vật mới được phát hiện trong một chuyến tuần tra.

 

Do địa hình phức tạp, việc tuần tra rừng thường phải đi trong nhiều ngày nên những bữa cơm tạm bợ giữa rừng là điều bình thường đối với lực lượng Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka.

 

Cơm nắm bọc trong túi ni lông, ít cá, thịt kho mặn là "đặc sản" trong mỗi chuyến tuần tra của Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka.

 

Có khi phải dùng lá rừng để đựng cơm.

 

Đôi khi là vắt cơm nắm trong lá chuối.

 

Tìm nguồn nước trong rừng để nấu ăn, lấy nước uống, tắm rửa là điều không dễ dàng (Trong ảnh: Kiểm lâm Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka đang lấy nước suối để sinh hoạt)

 

Trong những chuyến tuần tra dài ngày, lực lượng kiểm lâm phải mắc võng ngủ giữa rừng.

 

Dù công việc quản lý, bảo vệ rừng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Nam Ka còn nhiều vất vả, thiếu thốn, nhưng những người làm công tác giữ rừng ở đây vẫn luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để giữ màu xanh cho những cánh rừng.

Vạn Tiếp


Ý kiến bạn đọc


Chủ động ngăn ngừa “giặc lửa” tấn công rừng
Mùa khô Tây Nguyên đang bước vào giai đoạn cao điểm. Nắng nóng kèm theo gió lớn khiến thảm thực bì ở những cánh rừng khô nhanh làm tăng nguy cơ cháy rừng. Với phương châm “phòng cháy hơn chữa cháy” các ngành chức năng, chủ rừng, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã và đang tích cực triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để phòng ngừa “giặc lửa” tấn công rừng.