Multimedia Đọc Báo in

WHO kiến nghị ưu tiên tiêm vắc xin cho giáo viên trước thềm năm học mới

11:16, 31/08/2021

Để có thể mở lại các trường học ở châu Âu và châu Á, giáo viên và nhân viên nhà trường cần nằm trong nhóm ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Đây là khuyến nghị được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra ngày 30-8. 

Trong tuyên bố, WHO và UNICEF nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho giáo viên và nhân viên trường học như một phần của biện pháp duy trì việc mở cửa các trường học trong suốt đại dịch.

Tuyên bố nêu rõ cần triển khai đồng thời việc thực hiện khuyến nghị, được một nhóm chuyên gia WHO đưa ra vào tháng 11-2020, trong khi bảo đảm việc tiêm chủng cho những người dễ bị tổn thương trong xã hội. 

Để có thể mở lại các trường học ở châu Âu và châu Á, giáo viên và nhân viên nhà trường cần nằm trong nhóm ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Đây là khuyến nghị được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đưa ra ngày 30-8. 
Theo khuyến cáo của WHO, để có thể mở lại các trường học ở châu Âu và châu Á, giáo viên và nhân viên nhà trường cần nằm trong nhóm ưu tiên tiêm vắc xin ngừa COVID-19. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Tuyên bố khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì các lớp học trực tiếp trong bối cảnh các trường học sẽ được mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ hè và biến thể Delta đang lây lan mạnh.  

Theo Giám đốc WHO khu vực châu Âu ông Hans Kluge, đây là điều quan trọng đối với giáo dục trẻ em, sức khỏe tâm thần cũng như các kỹ năng xã hội của trẻ cũng như đối với các trường học, vốn giúp mang lại hạnh phúc cho trẻ, cũng như góp phần giúp trẻ trở thành những người có ích trong xã hội. 

WHO và UNICEF kêu gọi các nước triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên, cũng như những người có bệnh lý nền có nguy cơ mắc COVID-19 nặng.

Các cơ quan Liên hợp quốc cũng nhắc lại tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp cải thiện môi trường trường học, trong đó cần thông gió tốt hơn, chia nhỏ lớp học, thực hiện giãn cách xã hội, cũng như xét nghiệm COVID-19 thường xuyên cho trẻ em và nhân viên nhà trường.

Theo TTXVN


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.