Multimedia Đọc Báo in

Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot ấn định phiên xét xử cuối cùng

14:14, 09/08/2022

Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC) sẽ xử phiên cuối cùng đối với kháng cáo của Khieu Samphan -  người đứng đầu nhà nước "Campuchia Dân chủ" thời chế độ Pol Pot vào ngày 22/9 tới.

Trước đó, vào tháng 11/2018, ECCC đã kết án Khieu Samphan mức án tù chung thân vì tội ác diệt chủng đối với người Việt Nam, tội ác chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng các Công ước Geneva và hợp nhất bản án này với bản án chung thân trong vụ án 002/1.

Vụ án 002/1 chủ yếu tập trung vào các tội ác chống lại loài người liên quan đến việc cưỡng bức di chuyển dân cư từ Phnom Penh và các khu vực khác (giai đoạn 1 và 2); vụ hành quyết binh lính cộng hòa Khmer tại địa điểm hành quyết Toul Po Chrey năm 1975. Vụ án 002/2, tập trung vào tội ác diệt chủng người Chăm và người Việt, cưỡng ép kết hôn, cưỡng hiếp và các tội ác khác.

Phiên xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC), ngày 16/8/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phiên xét xử cựu thủ lĩnh Khmer Đỏ Khieu Samphan tại Tòa án đặc biệt xét xử tội ác chế độ Pol Pot tại Campuchia (ECCC), ngày 16/8/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Năm 2018, ECCC đã kết án tù chung thân đối với Khieu Samphan và Nuon Chea - nhân vật cấp cao thứ hai trong thời kỳ Pol Pot  vì các tội ác chống lại loài người, tuy nhiên Nuon Chea đã chết năm 2019.

Trong khi đó, phiên tòa xét xử Ieng Sary kết thúc khi bị cáo chết năm 2013. Còn Ieng Thirith - vợ của Ieng Sary - không thể tham dự phiên tòa xét xử do bị mất trí nhớ. Nhân vật này được trả tự do năm 2012 và chết năm 2015.

Trong vụ án 001/1, ECCC đã kết án tù chung thân đối với Kaing Guek Eav, biệt danh là "Duch" - cai ngục nhà tù Tuol Sleng S-21, vì các tội ác chống lại loài người và vi phạm nghiêm trọng Công ước Geneva. Nhân vật này đã chết hồi tháng 9/2020.

ECCC được thành lập năm 2006 do Liên hiệp quốc bảo trợ. Theo người phát ngôn ECCC Net Pheaktra, tòa án sẽ kết thúc nhiệm kỳ vĩnh viễn vào cuối năm 2022, tuy nhiên một số công tác vẫn cần phải duy trì.

Theo TTXVN/Tintuc
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.