Multimedia Đọc Báo in

Thị xã Buôn Hồ: Đại hội Thể dục thể thao lần thứ IV năm 2022

19:57, 22/05/2022

Sáng 22/5, tại Quảng trường thị xã Buôn Hồ, UBND thị xã Buôn Hồ đã tổ chức Lễ khai mạc Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) lần thứ IV năm 2022.

 

 

 

Trong không khí trang trọng của buổi Lễ đã diễn ra các hoạt động: diễu hành rước cờ Tổ quốc, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh; diễu hành biểu dương lực lượng; nghi thức Đốt lửa truyền thống; văn nghệ chào mừng...

h
Các đơn vị diễu hành, biểu dương lực lượng tại Đại hội.

Tham dự Đại hội TDTT thị xã Buôn Hồ lần thứ IV có 19 đoàn với hơn 1.000 vận động viên. Các vận động viên sẽ tranh tài ở 11 bộ môn: việt dã, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, bơi, bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ, kéo co, đẩy gậy, bắn nỏ, điền kinh.

Đại hội được chia làm hai giai đoạn: trước Đại hội từ ngày 22-26/4; trong Đại hội từ ngày 18-24/5. Sau Lễ khai mạc, các vận động viên tiến hành thi đấu các bộ môn còn lại trong tổng số 11 bộ môn gồm: bóng chuyền nam, bóng chuyền nữ, đậy gậy, kéo co, điền kinh, bắn nỏ.

h
Phó Chủ tịch UBND thị xã Buôn Hồ, Trưởng Ban tổ chức Đại hội Võ Văn Dũng tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đoàn về tham dự 

Phát biểu tại Lễ khai mạc, Phó Chủ tịch UBND thị xã Buôn Hồ, Trưởng Ban tổ chức Đại hội Võ Văn Dũng cho biết, Đại hội TDTT là dịp đánh giá sự phát triển của công tác TDTT trong quần chúng nhân dân, lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên chức thị xã và công tác giáo dục thể chất trong nhà trường. Qua đó, giúp các vận động viên gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, tạo mối quan hệ thân thiết, nâng cao trình độ, kỹ thuật chuyên môn trong các môn thi đấu…

H
Các vận động viên tham gia tranh tài ở bộ môn kéo co.

Sau Đại hội, Ban tổ chức sẽ tuyển chọn những vận động viên xuất sắc của phong trào cơ sở trong toàn thị xã để bổ sung cho đội tuyển thể thao thị xã chuẩn bị tham gia thi đấu tại Đại hội TDTT tỉnh năm 2022.

Huyền Diệu


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.