Multimedia Đọc Báo in

Đắk Lắk công bố dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò

21:22, 04/08/2021

UBND tỉnh vừa có Quyết định công bố dịch bệnh viêm da nổi cục (VDNC) trên trâu, bò tại địa bàn tỉnh.

Theo đó, vùng dịch gồm các huyện: Buôn Đôn, Cư Kuin, Cư M’gar, Krông Pắc, Krông Ana, Ea Súp, Krông Bông, thị xã Buôn Hồ và TP. Buôn Ma Thuột. Vùng uy hiếp là các huyện: Ea Kar, Krông Búk, Ea H’leo, Lắk, M’Dắk và Krông Năng.

Trong thời gian có dịch, cấm giết mổ trâu, bò mắc bệnh, nghi mắc bệnh VDNC; không đưa vào, mang ra hoặc lưu thông động vật mẫn cảm với bệnh VDNC trên trâu, bò và sản phẩm của chúng trong vùng có dịch (trừ trường hợp được phép vận chuyển động vật, sản phẩm động vật theo quy định của Bộ NN-PTNT).

ảnh
Chăn nuôi bò theo hình thức thả rông trên địa bàn huyện Lắk. (Ảnh minh họa)

UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung mọi nguồn lực để dập dịch, thực hiện khẩn trương các biện pháp về phòng, chống dịch theo quy định. Nhanh chóng tổ chức phòng bệnh bằng vắc-xin hoặc áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật mẫn cảm với bệnh VDNC. Chữa bệnh, giết mổ bắt buộc động vật hoặc tiêu hủy động vật mắc bệnh, sản phẩm động vật mang mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành thú y. Vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng nuôi, phương tiện, dụng cụ dùng trong chăn nuôi, xử lý chất thải động vật; phun hóa chất diệt côn trùng, ve, mòng…theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

Đối với các địa phương chưa có dịch, chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh VDNC và tăng cường công tác phòng dịch, giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên địa bàn để xử lý kịp thời nếu dịch xảy ra.

Được biết, trên địa bàn tỉnh đã có 112 thôn, buôn, thuộc 46 xã của 9 huyện có ổ dịch VDNC trên trâu, bò. Tổng số gia súc mắc bệnh là 267 con, trong đó tiêu hủy 155 con, tương đương với hơn 25.739 kg.

Minh Thuận


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.