Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Năng dạy học gián tiếp từ ngày 5-11

14:51, 04/11/2021

Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, ngày 4-11 UBND huyện Krông Năng ban hành Công văn số 1612/UBND-GDĐT về việc "Hướng dẫn tổ chức dạy và học từ ngày 5-11-2021".

Theo đó, để bảo đảm việc tổ chức dạy và học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện, UBND huyện chỉ đạo: trẻ mầm non, mẫu giáo nghỉ học từ ngày 5-11-2021 cho đến khi có thông báo mới; học sinh bậc tiểu học, THCS, THPT, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên chuyển trạng thái từ dạy, học trực tiếp sang gián tiếp theo các phương án mà trường đã xây dựng, kể từ ngày 5-11-2021 cho đến khi có thông báo mới.

1
Học sinh một trường tiểu học ở huyện Krông Năng học trực tiếp tại trường. (Ảnh minh họa).

Trước đó, trong Công văn số 1433/UBND-GDĐT, ngày 6-10 về việc “Hướng dẫn tổ chức dạy, học từ ngày 11-10-2021”, UBND huyện cho phép các cơ sở giáo dục trên địa bàn đón học sinh tiểu học, trẻ trên 5 tuổi đến trường học trực tiếp từ ngày 11-10-2021, với điều kiện học sinh và giáo viên đang cư trú tại “vùng xanh”; trẻ dưới 5 tuổi tiếp tục nghỉ học.

Các cấp học THCS, THPT, Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên tiếp tục dạy học trực tiếp (từ ngày 15-9 đã được đến trường). Căn cứ vào tình hình của nhà trường, thủ trưởng đơn vị quyết định chia lớp, bố trí lệch giờ… để giảm, giãn số học sinh trong phòng học, trên sân trường hoặc dạy học ở trạng thái bình thường nhưng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Được biết, sau nhiều tháng liền không có ca bệnh COVID-19, từ ngày 12-10-2021 đến sáng 4-11-2021, trên địa bàn huyện ghi nhận 15 trường hợp dương tính. Trong đó, có nhiều trường hợp được ghi nhận trong cộng đồng chưa xác định được nguồn lây và có hai trường hợp là học sinh của các trường học trên địa bàn xã Ea Hồ và thị trấn Krông Năng dương tính với SARS-CoV-2, hàng chục trường hợp F1 là giáo viên, học sinh, nhân viên trường học... 

Thế Hùng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.