Multimedia Đọc Báo in

Lễ tưởng niệm nạn nhân tử vong trong đại dịch COVID-19

09:49, 20/11/2021

Tối 19-11, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan đã tổ chức Lễ tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch COVID-19.

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh phức tạp, nhà chùa không không tổ chức tập trung, song lễ tưởng niệm vẫn diễn ra trang nghiêm,  ý nghĩa.

Gióng hồi chuông chuẩn bị hành lễ.
Gióng hồi chuông dài chuẩn bị hành lễ.

Đúng 20 giờ, toàn bộ khuôn viên nhà chùa tắt điện, thỉnh hồi dài chuông, trống dài bắt đầu hành lễ tưởng niệm, cầu siêu.

Không gian Chánh điện Chùa Tứ Sắc Khải Đoan
Không gian linh thiêng tại Chánh điện nhà chùa.

Hòa thượng Thích Châu Quang, chủ trì Chùa Sắc tứ Khải Đoan đọc lời nguyện thể hiện sự tri ân các y, bác sĩ, tình nguyện viên, cán bộ, chiến sĩ tham gia tuyến đầu phòng, chống dịch và nhân dân không may mất do COVID-19 và cùng tụng kinh cầu cho các vong linh được siêu thoát, yên nghỉ.

Trong cơn đại dịch, Việt Nam đã có hơn 23.500 người tử vong vì COVID-19.

Hòa thượng Thích Châu Quang đọc lời nguyện, tưởng nhớ những nạn nhân tử vong do COVID -19
Hòa thượng Thích Châu Quang đọc lời nguyện, tưởng nhớ những nạn nhân tử vong do COVID -19

Việc tổ chức buổi lễ tưởng niệm này nhằm tri ân cán bộ, chiến sĩ, các lực lượng đã hi sinh trong cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19, đồng thời thể hiện sự chia sẻ, động viên của Đảng, Nhà nước trước những mất mát, đau thương của các gia đình, người thân và lan tỏa tình nhân ái cộng đồng.

Qua hoạt động ý nghĩa này cũng tiếp tục động viên tinh thần các lực lượng tuyến đầu cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong tham gia phòng, chống dịch COVID-19, khích lệ tinh thần đại đoàn kết, ý chí quật cường của toàn dân tộc, vượt qua khó khăn, thách thức, phục hồi sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các nhà sư
Chư tăng Chùa Sắc tứ Khải Đoan tụng kinh, cầu siêu cho các nạn nhân.

Đăng Triều

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.