Multimedia Đọc Báo in

Chương trình "Dân hỏi – Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời" tháng 10/2022

09:00, 26/10/2022

Sở Nội vụ phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và Báo Đắk Lắk vừa tổ chức Chương trình “Dân hỏi – Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời” tháng 10/2022 với chủ đề “Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”.

Tham dự chương trình có ông Phạm Văn Lập, Giám đốc Sở Xây dựng; ông Lữ Ngọc Sinh, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh; ông Phan Xuân Bách, Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh.

tt

Các vị khách mời tham gia Chương trình “Dân hỏi - Thủ trưởng cơ quan hành chính trả lời”.

Tại chương trình, các vị khách mời đã thông tin đến khán giả trách nhiệm của chủ đầu tư trong quản lý công trình xây dựng; nhận xét về chi phí và chất lượng công trình do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp thực hiện theo thẩm quyền trong thời gian qua; nguyên nhân dự án đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông TP. Buôn Ma Thuột bị chậm tiến độ và phải điều chỉnh tổng mức đầu tư, tăng chi phí giải phóng mặt bằng; trách nhiệm đối với việc tăng thêm chi phí đầu tư cũng như biện pháp để đẩy nhanh tiến độ của dự án...

Trong thời gian diễn ra chương trình, nhiều khán giả đã gọi điện thoại trực tiếp đến hỏi một số nội dung quan tâm như: lý do tổng chi phí đầu tư xây dựng một công trình do Nhà nước đầu tư thường cao hơn so với người dân tự xây dựng với quy mô tương tự; thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công dự toán đối với công trình thiết kế 1 bước (chỉ yêu cầu lập Báo cáo Kinh tế - kỹ thuật) do ai thực hiện ... và đã được các vị khách mời giải đáp, tư vấn cụ thể.

Như Quỳnh


 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.