Multimedia Đọc Báo in

Đào tạo 30 giảng viên về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp

14:22, 16/11/2022

Ngày 16/11, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh tổ chức khai giảng “Khóa tập huấn nâng cao cho giảng viên TOT – IPM lên TOT – IPHM các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên”.

Khóa học có 30 học viên tham gia là cán bộ Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên.

Học viên tham dự buổi khai giảng.
Học viên tham dự buổi khai giảng.

Trong thời gian 10 ngày diễn ra khóa học (từ ngày 16 -  26/11), các học viên sẽ được bổ sung những kiến thức về chủ đề One health và 12 chuyên đề về nông nghiệp sinh thái; phân bón; biện pháp đấu tranh sinh học; giống khỏe (giống chất lượng và trồng cây khỏe); sức khỏe đất và dinh dưỡng cho cây trồng; nông nghiệp sinh thái (sinh thái nông nghiệp và bảo vệ môi trường);

Sinh thái đất, biện pháp cải tạo đất; quản lý cỏ dại bền vững; thuốc bảo vệ thực vật (văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống quản lý thuốc thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới; thuốc sinh học; chương trình phát triển thuốc bảo vệ thực vật sinh học; phân bón (hóa học, hữu cơ, phân vi sinh, nguyên tắc sử dụng); bảo vệ môi trường (thu gom, tiêu hủy vỏ bao bì thuốc, phân bón…); canh tác giảm phát thải nhà kính và ứng phó với biến đổi khí hậu; chuỗi liên kết sản xuất.

Được biết, nội dung đào tạo của chương trình TOT – IPHM dựa trên nền tảng IPM (quản lý dich hại tổng hợp) và cập nhật kiến thức mới trong IPHM (quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp). Nhờ vậy, giảng viên được đào tạo TOT – IPHM không chỉ có khả năng truyền đạt kỹ thuật canh tác bền vững mà còn nâng cao nhận thức cho người nông dân về sức khỏe cây trồng, trang bị và cập nhật kiến thức từ khâu sản xuất đến thương mại. 

Thùy Dung


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.