Multimedia Đọc Báo in

Phát hiện gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc cùng nhiều loại mỹ phẩm nhập lậu

11:26, 17/03/2023

Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ cùng nhiều loại mỹ phẩm nhập lậu chuẩn bị "tuồn" ra thị trường, đưa đi tiêu thụ.

Sáng 16/3, tại Km14 Quốc lộ 14 đoạn qua xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột), từ nguồn tin báo Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 (thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk) đã phối hợp với lực lượng chức năng thực hiện khám xe ô tô tải mang biển kiểm soát 66C-028.27 do tài xế Đ.D.P (sinh năm 1995, trú tại xã Quế Lộc, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam) điều khiển.

Toàn bộ số hàng hóa không rõ nguồn gốc được Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk phát hiẹen, tạm giữ
Toàn bộ số hàng hóa không rõ nguồn gốc trên xe ô tô tải được Cục Quản lý thị trường Đắk Lắk phát hiện, tạm giữ.

Quá trình khám xét, Đoàn kiểm tra phát hiện trên xe đang vận chuyển nhiều loại hàng hóa; trong đó có gần 1 tấn thịt heo, xương đầu heo, chân giò, thịt bò đông lạnh, thịt đà điểu..., các loại chả thịt, chả chay không rõ nguồn gốc xuất xứ và nhiều loại mỹ phẩm nhập lậu, gồm son môi, phấn, kem dưỡng da.

Kịp thời ngăn chặn số lượng lớn thịt động vật không rõ nguồn gốc tuồn ra thị trường
Kiểm tra thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tại thời điểm kiểm tra, tài xế xe không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh được tính hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa nói trên.

Làm việc với Đoàn kiểm tra, tài xế P. khai nhận, số thực phẩm, mỹ phẩm này được vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh về Đà Nẵng để tiêu thụ. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ toàn bộ số thực phẩm, mỹ phẩm nêu trên để tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật.

Trâm Anh

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.