Multimedia Đọc Báo in

Tập trung thông tin, truyền thông cho Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023

14:36, 03/03/2023

Sáng 3/3, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy chuyên đề tháng 2/2023 nhằm quán triệt Kế hoạch số 14-KH/BTC, ngày 6/10/2022 của Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023 về Kế hoạch thông tin – truyền thông lễ hội và định hướng công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Đình Hoan chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí báo cáo viên Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội; đại diện đài Truyền thanh – Truyền hình các huyện, thị xã, thành phố.

Quang cảnh hội nghị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Lê Đình Hoan đã thông tin khái quát về sự ra đời và phát triển của cà phê thế giới và Việt Nam; về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột từ lần thứ nhất (năm 2005) đến lần thứ 7 (năm 2019).

Hội nghị cũng định hướng công tác thông tin, tuyên truyền Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023. Cụ thể, trước lễ hội, các cơ quan, đơn vị cần tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của việc tổ chức lễ hội; công tác lãnh đạo, chỉ đạo; quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột; thành tựu ngành cà phê mang lại cho nền kinh tế và đời sống nhân dân; Kỷ niệm 48 năm Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk; vùng đất, con người Đắk Lắk; tôn vinh những cá nhân, tập thể, doanh nghiệp điển hình trong việc trồng, chăm sóc, chế biến, xuất khẩu cà phê.

Trong lễ hội, tuyên truyền đậm nét, ấn tượng, sinh động các hoạt động. Sau lễ hội, tuyên truyền về thành công của lễ hội; công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp tổ chức lễ hội; tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tổ chức lễ hội...

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.