Multimedia Đọc Báo in

Khảo sát thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

14:14, 24/04/2023

Sáng 24/4, Đoàn công tác của Văn phòng Chính phủ do Phó Cục trưởng, Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (TTHC), Văn phòng Chính phủ Nguyễn Duy Hoàng làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh nhằm khảo sát, hướng dẫn hỗ trợ triển khai các nội dung đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Tại buổi làm việc, thành viên Đoàn công tác đã tiến hành khảo sát các nội dung: việc thực hiện các nội dung đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định tại Nghị định số 107/2021/NĐ-CP ngày 6/12/2021 của Chính phủ và Quyết định số 468/QĐ-TTg ngày 27/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ; thực tế quy trình giải quyết TTHC; khảo sát, đánh giá về tính năng, chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính; khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ việc giải quyết TTHC.

Thành viên Đoàn công tác khảo sát tại Trung tâm Dịch vụ hành chính công tỉnh.
Thành viên Đoàn công tác khảo sát tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 468/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh, hiện nay Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã triển khai 6/9 nhiệm vụ trọng tâm: Công khai, minh bạch TTHC và hoàn thiện quy trình nội bộ, quy trình điện tử trong thực hiện TTHC; Việc kết nối, chia sẻ dữ liệu phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến; Về thực hiện Bộ nhận diện thương hiệu Bộ phận Một cửa; Hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc giải quyết TTHC so với quy định pháp luật hiện hành có liên quan; Việc triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là các dịch vụ công thiết yếu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 422/QĐ-TTg ngày 4/4/2022 và Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Việc số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC.

Theo đó, 100% TTHC đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt quy trình nội bộ và thiết lập quy trình điện tử trên “Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh” để theo dõi trạng thái xử lý, quản lý công tác giải quyết hồ sơ. Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh (Hệ thống iGate) đã hoàn thành việc tích hợp, kết nối với 6 cơ sở dữ liệu, phần mềm chuyên ngành.

Đến ngày 14/3/2023, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh cung cấp 1.278 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của các sở, ban, ngành đưa ra tiếp nhận và trả kết quả tại Trung tâm Phục vụ hành chính công; trong đó Dịch vụ công trực tuyến một phần: 708 TTHC, Dịch vụ công trực tuyến toàn trình: 570 TTHC…

Đoàn công tác làm việc với Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh.
Đoàn công tác đánh giá về tình hình việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh.

Qua nghiên cứu tài liệu và thực tế khảo sát tại đơn vị, Đoàn công tác đánh giá: Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh đã có nhiều nỗ lực đổi mới việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC.

Tuy nhiên, Trung tâm cần khắc phục một số tồn tại trong việc hướng dẫn TTHC cho người dân, thanh toán trực tuyến; kết nối hệ thống liên thông, xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn an ninh thông tin, hạn chế lộ lọt thông tin người dân; tái cấu trúc lại quy trình, rà soát lỗi quy trình nội bộ, hệ thống hóa đơn điện tử, tránh phát sinh TTHC không cần thiết, không đúng quy trình phần mềm quy trình tiếp nhận TTHC của Trung ương, tiến tới cắt giảm tối đa TTHC cho người dân, doanh nghiệp.

Đối với việc triển khai Đề án 06, cần tiếp tục bố trí thiết bị Scan, trình HĐND tỉnh xem xét chính sách giảm lệ phí cho người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; tăng cường hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến; có giải pháp kết nối các sở, ngành, khắc phục tình trạng tiếp nhận song song hồ sơ giấy và hồ sơ trực tuyến; lưu trữ số hóa hồ sơ TTHC có giá trị tái sử dụng, giảm tải tình trạng công chức làm hộ cho người dân…

Lan Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.