Multimedia Đọc Báo in

Đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện Krông Búk với nông dân năm 2023

15:38, 13/12/2023

Sáng 13/12, UBND huyện Krông Búk tổ chức Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo UBND huyện với nông dân năm 2023. 

Chủ tịch UBND huyện Hoàng Kiên Cường chủ trì hội nghị. 

Huyện Krông Búk có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với 14.809 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, trong đó có 8.058 hộ có hội viên nông dân (chiếm 58,96% tổng số hộ nông nghiệp) đang sinh hoạt tại 97 chi hội. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 30.825 ha, chiếm 86% diện tích đất tự nhiên của huyện (đất trồng cây lâu năm 27.208 ha, đất trồng cây hàng năm 3.617 ha). Cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản là 52,9%; cơ cấu công nghiệp - xây dựng 15,21%; cơ cấu thương mại, dịch vụ 31,89%. 

Ông Hoàng Kiên Cường, Chủ tịch UBND huyện Krông Búk phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch UBND huyện Krông Búk Hoàng Kiên Cường phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Kiên Cường, Chủ tịch UBND huyện đánh giá, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp và kinh tế nông thôn địa phương đang thích ứng dần với cơ chế thị trường. Nông dân đã dần phổ biến tư duy sản xuất nông nghiệp để bán ra thị trường, nhiều nông sản được nông dân hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị tiếp cận với thị trường trong và ngoài nước; vườn chuyên canh thế chỗ dần cho vườn tạp; tinh chế nông sản để bán trong các siêu thị hay xuất khẩu coi trọng.

Doanh nghiệp bước đầu trở thành tác nhân quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp theo chuỗi giá trị, thúc đẩy thương mại hóa nông sản, ứng dụng công nghệ, tổ chức lại sản xuất dựa trên liên kết với hộ nông dân thông qua tổ hợp tác, hợp tác xã và chi, tổ hội nông dân nghề nghiệp.

Sản phẩm đặc trưng bản địa được nhận diện và phát huy hiệu quả bước đầu gắn với “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tạo nên giá trị kinh tế cao hơn cho nông dân. Số hộ nông dân làm giàu bằng sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng… Đây chính là lực lượng tiên phong, nhân tố tích cực trong thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, làm nòng cốt cho hình thành đội ngũ nhà nông thế hệ mới.

Các đại biểu, hội viên Hội Nông dân huyện Krông Búk tham dự hội nghị.
Các đại biểu, hội viên nông dân huyện Krông Búk tham dự hội nghị.

Tại hội nghị, các hội viên nông dân, hợp tác xã đã nêu ý kiến, đề xuất tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, phát triển kinh tế nông thôn, lĩnh vực đất đai, thủy lợi và chế độ chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp. Cụ thể: những vướng mắc trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; việc thúc đẩy liên kết giữa nhà nông, doanh nghiệp để giải quyết đầu ra sản phẩm của nông dân; việc các nguồn vốn vay hỗ trợ nông dân; đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn; những vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến địa phương mà dư luận xã hội, nông dân đang quan tâm (giá cả, phát triển bền vững cây sầu riêng, mở rộng diện tích cây sầu riêng, tái canh cây cà phê…); giải pháp hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng cuộc sống…

Đồng thời, hiến kế với lãnh đạo UBND huyện về giải pháp nhằm phát huy vai trò của nông dân trong xây dựng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ nông sản; ứng dụng công nghệ cao và chuyển đổi số trong nông nghiệp; sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng; xây dựng mã vùng trồng, mã nhà đóng gói xuất khẩu…

Bà Trần Thị Tuyến Chủ tịch Hội Nông dân huyện giải đáp những thắc mắc của hội viên tại hội nghị.
Bà Trần Thị Tuyến, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Krông Búk giải đáp những thắc mắc của hội viên tại hội nghị.

Những vấn đề của cán bộ, hội viên nông dân phản ảnh, kiến nghị tại Hội nghị được Chủ tịch UBND huyện Hoàng Kiên Cường trả lời trực tiếp; đồng thời chỉ đạo các phòng, ban, ngành chuyên môn thông tin các chính sách liên quan nhằm tháo gỡ những bất cập, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Đại diện lãnh đạo Hội Nông dân huyện Krông Búk và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện trao vốn cho các dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi.

Nhân dịp này, Hội Nông dân huyện trao vốn cho 4 dự án phát triển sản xuất, chăn nuôi của nông dân gồm: sản xuất cà phê sạch (Hội Nông dân xã Ea Sin); chăn nuôi dê sinh sản (Hội Nông dân xã Tân Lập); trồng và chăm sóc cây mắc ca (Hội Nông dân xã Cư Kbô); cải tạo và chăm sóc cây cà phê (Hội Nông dân xã Ea Ngai) với tổng kinh phí 900 triệu đồng từ nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân huyện. 

Hoàng Ân


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.