Multimedia Đọc Báo in

Gần 99.500 nông hộ đưa thông tin lên sàn thương mại điện tử

18:59, 02/08/2022

Sáng 2/8, Ban Chỉ đạo về Chuyển đổi số (CĐS) tỉnh đã tổ chức phiên họp lần thứ 2 (trực tuyến với các địa phương) nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác CĐS 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo về CĐS của tỉnh Nguyễn Tuấn Hà chủ trì phiên họp.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được một số nền móng quan trọng trong công tác CĐS như: hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng nâng cấp; xây dựng được một số cơ sở dữ liệu chuyên ngành; hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin và Internet phát triển nhanh chóng, bao phủ rộng khắp và hiện đại; tỷ lệ người dân sử dụng Internet và điện thoại thông minh cao; đội ngũ cán bộ công chức, viên chức tiếp cận công nghệ thông tin nhanh, đáp ứng yêu cầu trong thực hiện các nhiệm vụ về CĐS.

Đại biểu tham dự cuộc họp
Đại biểu tham dự cuộc họp

Tính đến ngày 15/6, tỉnh Đắk Lắk có 1.538 thủ tục hành chính (TTHC) được cập nhật vào cơ sở dữ liệu TTHC trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, trong đó có 856 dịch vụ công cung cấp trực tuyến. Hệ thống cổng dịch vụ công tỉnh Đắk Lắk cung cấp 1.674 TTHC, trong đó có 407 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3 và 655 DVCTT mức độ 4.

Cổng Dịch vụ công của tỉnh đã kết nối với nền tảng thanh toán tập trung trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia để triển khai thanh toán trực tuyến cho các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 của tỉnh có phí, lệ phí. Theo đó, từ ngày 15/12/2021 tới ngày 15/6/2022 có 9.549 giao dịch thanh toán trực tuyến, trong đó có 6.283 giao dịch thành công, với tổng số tiền thanh toán hơn 17,2 tỷ đồng.

Kinh tế số tỉnh Đắk Lắk bước đầu đã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của tỉnh. Đến nay đã có gần 99.500 hộ sản xuất nông nghiệp (SXNN) đưa thông tin lên sàn thương mại điện tử; có 2.487 sản phẩm được tiêu thụ qua sàn thương mại điện tử với doanh thu tiêu thụ hơn 1,3 tỷ đồng. Các cơ sở giáo dục đã ứng dụng phần mềm quản lý trường vào dạy và học; các trạm y tế cấp xã đã triển khai ứng dụng quản lý thông tin y tế; xây dựng hệ thống khám chữa bệnh từ xa; lập hồ sơ sức khỏe điện tử…

a
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà phát biểu chỉ đạo tại phiên họp

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Tuấn Hà đề nghị, trong thời gian tới, các cấp, các ngành, địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác CĐS, từ đó quyết tâm, kiên trì thực hiện nhiệm vụ CĐS; tập trung hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra tại Kế hoạch số 15/KH-BCĐCĐS ngày 28/1/2022 của Ban Chỉ đạo CĐS tỉnh; Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện cơ sở dữ liệu dân cư đảm bảo chính xác, kịp thời phục vụ nhu cầu của công dân. Bên cạnh đó, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; tích cực chuẩn bị để thành lập Tổ Công nghệ số cộng đồng; sớm ban hành Nghị quyết về CĐS để triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn; thúc đẩy các cơ sở giáo dục, y tế tiên phong sử dụng các dịch vụ số phục vụ cho các hoạt động thiết yếu…

Thúy Hồng


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.