Multimedia Đọc Báo in

Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức giao lưu trực tuyến “Tháng Mười yêu thương”

17:03, 19/10/2021

Nhân kỷ niệm Ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10, tối 18-10, Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến “Tháng Mười yêu thương”.

Do tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp nên chương trình tổ chức theo hình thức trực tuyến, điểm cầu chính là Hội Văn học Nghệ thuật Đắk Lắk, kết nối với 3 điểm cầu: TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk).

Các khách mời tham gia chương trình tại điểm cầu chính có Nhà văn, nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm, Nghệ sĩ ưu tú  Y Phôn Ksơr, Nghệ sĩ Thanh Hường, Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Mùi;  tại các điểm cầu có: Họa sĩ Trần Thị Đào, Nhà thơ Trần Thị Uyên, Nhà thơ Bích Xoan, Nhà thơ Trần Nguyệt Ánh, Nhà thơ Lê Thành Văn… cùng các văn nghệ sĩ nữ là hội viên của Hội.

NSƯT Y-Phôn Ksơr thể hiện ca khúc Cái gùi trong buổi giao lưu
Nghệ sĩ Ưu tú Y Phôn Ksơr thể hiện ca khúc "Cái gùi" trong buổi giao lưu

Trong không khí ấm áp và thân tình của buổi giao lưu, các đại biểu khách mời đã có những chia sẻ, trao đổi về những thách thức, khó khăn đối với phụ nữ trong quá trình sáng tác nghệ thuật và cuộc sống; đề xuất những sáng kiến hỗ trợ phụ nữ thực hiện chuyển đổi số và hội nhập quốc tế trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 còn phức tạp. Đặc biệt, các văn nghệ sĩ  đã đem đến chương trình giao lưu những tiết mục văn nghệ đặc sắc.

Nhà văn, Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm gửi gắm nhiều điều đến nghệ sĩ trẻ trong cong đường chinh phục nghệ thuật.
Nhà văn, nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm (bên trái) trao đổi, chia sẻ với các nghệ sĩ trẻ trên con đường hoạt động nghệ thuật.

Chương trình đã thu hút hơn 1.000 lượt xem trực tiếp qua trang cá nhân của Hội.


 Thúy An


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.