Multimedia Đọc Báo in

Ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Đắk Lắk

10:08, 29/11/2023

Tối ngày 28/11, tại TP. Buôn Ma Thuột đã diễn ra “Lễ ra mắt và kết nạp hội viên Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Đắk Lắk” (CLB); đây là đơn vị trực thuộc Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam.

Tham gia chương trình có Phó Chủ tịch UBND tỉnh H’Yim Kđoh; nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch CLB Phụ nữ với di sản văn hóa, Chủ tịch danh dự CLB Di sản Áo dài Việt Nam Đặng Thị Bích Liên; Giám đốc Quỹ hỗ trợ bảo tồn Di sản văn hóa Việt Nam, Chủ tịch CLB Di sản Áo dài Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Tâm; đông đảo khách mời và người yêu áo dài Việt Nam trong và ngoài tỉnh.

Các đại biểu tham dự chương trình.

CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Đắk Lắk là ngôi nhà chung dành cho những người yêu áo dài, qua đó góp phần cổ vũ việc mặc áo dài thường xuyên hơn trong các hoạt động đời thường; đồng thời, đây là nơi trao đổi và chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong việc tôn vinh, quảng bá giá trị của áo dài Việt Nam...

Một tiết mục trình diễn tại Lễ ra mắt câu lạc bộ.

Cùng với CLB Di sản Áo dài Việt Nam, CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Đắk Lắk sẽ góp phần hướng tới việc đưa áo dài trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và đề nghị UNESCO công nhận áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Ban chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Đắk Lắk gồm có 5 thành viên; bà Trần Thị Thúy Thanh, Phó Chủ tịch Hội nữ doanh nhân TP. Buôn Ma Thuột làm chủ nhiệm. 

Ban chủ nhiệm CLB Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Đắk Lắk.

Nhân dịp này, CLB đấu giá thành công một số vật phẩm gồm áo dài, trang sức, tranh; thu về số tiền hơn 200 triệu đồng làm quỹ hoạt động.

Mai Sao


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.