Multimedia Đọc Báo in

Xã Quảng Hiệp đoạt giải Nhất toàn đoàn Ngày hội các Làng văn hóa huyện Cư M’gar

15:01, 14/04/2024

Sau 3 ngày diễn ra sôi nổi, Ngày hội các Làng văn hóa huyện Cư M'gar lần thứ IX năm 2024 đã khép lại vào ngày 14/4.

Ngày hội các Làng văn hóa lần này không những đạt được chỉ tiêu về quy mô mà còn đa dạng, phong phú về nội dung và hình thức với 11 hoạt động xuyên suốt như: thi trại đẹp, văn nghệ, người đẹp các làng văn hóa, diễn tấu cồng chiêng, mâm cơm truyền thống, đập niêu, đẩy gậy, cà kheo, bao bố, kéo co…

các vận độgn viên tham gia thi đấu ở bộ môn đẩy gậy tại Ngày hội các Làng văn hoá huyện Cư Mgar lần thứ IX năm 2024
Vận động viên tham gia thi đấu ở bộ môn đẩy gậy.

Với nhiều nội dung, hoạt động trên, ngày hội đã thu hút hơn 1.000 người dân, du khách tham gia và bảo đảm an toàn về mọi phương diện. Qua đó, đã tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho người dân, góp phần tích cực bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp.

Phần thi Người đẹp các làng văn hoá thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, du khách.
Phần thi Người đẹp các làng văn hóa.

Thành công của Ngày hội là động lực để cổ vũ đồng bào các dân tộc trong huyện thắt chặt mối đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội - văn hóa ở địa phương; nâng cao lòng tự hào về các giá trị văn hóa truyền thống để đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào các dân tộc huyện Cư M’gar nói riêng nâng cao nhận thức, sự hiểu biết và ý thức trách nhiệm giữ gìn di sản văn hóa quý báu của dân tộc mình.

Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn cho các đơn vị
Ban tổ chức trao giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích toàn đoàn cho các đơn vị đoạt giải.

Kết thúc Ngày hội, Ban tổ chức trao nhiều giải thưởng ở các nội dung thi đấu cho các đơn vị xuất sắc. Về giải toàn đoàn, giải Nhất thuộc về xã Quảng Hiệp; giải Nhì: xã Ea Tul; giải Ba: xã Ea Kuêh và Cư Suê; giải Khuyến khích: xã Ea Drơng, Ea M’Droh và Ea K’pam.

Đỗ Lan

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.