Multimedia Đọc Báo in

Đại hội đại biểu Phụ nữ huyện Krông Ana lần thứ XI thành công tốt đẹp

20:01, 16/09/2021

Trong 2 ngày 15 và 16-9, Hội LHPN huyện Krông Ana đã tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. 

Đây là đơn vị cấp huyện thứ 2 tổ chức đại hội và là đơn vị đầu tiên tổ chức bằng hình thức trực tuyến để đảm bảo công tác phòng chống dịch COVID-19. Tham dự đại hội có 149 đại biểu. Trong đó có 42 đại biểu dự tại điểm cầu trung tâm huyện và 107 đại biểu dự tại 9 điểm cầu cấp xã.

Đại biểu dự đại hội tại các điểm cầu
Đại biểu dự đại hội tại các điểm cầu.

Nhiệm kỳ vừa qua, cán bộ, hội viên phụ nữ trên địa bàn huyện đã đoàn kết, năng động, sáng tạo trong tổ chức, triển khai phong trào, hoạt động Hội và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo của huyện, đời sống vật chất, tinh thần của phụ nữ trên địa bàn được nâng lên.

Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Phong phát biểu chỉ đạo đại hội
Phó chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Phong phát biểu chỉ đạo đại hội.

Thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển toàn diện, xây dựng gia đình hạnh phúc, Hội đã tổ chức 80 buổi hội thảo, truyền thông về bình đẳng giới, xây dựng gia đình hạnh phúc, phòng chống xâm hại phụ nữ, trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản… cho hội viên phụ nữ tham gia; duy trì hoạt động của 19 mô hình/CLB “Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc”; thành lập 10 mô hình Chi hội phụ nữ 3 an toàn. 

Vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế, Hội đã hỗ trợ 64 phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế với tổng số tiền hơn 1,3 tỷ đồng; giúp đỡ 1.067 phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn từ các tổ, nhóm tiết kiệm góp vốn xoay vòng. Tính đến ngày 31-5-2021 tổng số dư nợ các nguồn vốn do Hội nhận ủy thác, tín chấp qua các ngân hàng là gần 105 tỷ đồng, hỗ trợ cho 3.126 phụ nữ vay vốn để phát triển sản xuất. 

Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Ana Lê Thị Thanh Hảo đánh giá kết quả hoạt động công tác Hội nhiệm kỳ 2016 -2021
Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Ana Lê Thị Thanh Hảo đánh giá kết quả hoạt động công tác Hội nhiệm kỳ 2016 -2021.

Bằng nhiều hoạt động thiết thực, 5 năm qua các cấp Hội LHPN trên địa bàn huyện đã giúp đỡ trên 4.000 phụ nữ nghèo làm chủ hộ, qua đó có 592 gia đình phụ nữ làm chủ hộ thoát nghèo, đạt tỷ lệ 14,74% (trong đó có 212 chị là người dân tộc thiểu số, chiếm 35,81%), góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trên toàn địa bàn huyện từ 16,69% năm 2016 xuống còn 5,81% cuối năm 2020.

Đại biểu bầu Ban Chấp hành
Đại biểu bầu Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Krông Ana nhiệm kỳ 2021 -2026.

Phát huy kết quả đạt được, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Hội Phụ nữ các cấp trong huyện phấn đấu thực hiện một số chỉ tiêu: Hằng năm giúp ít nhất 2 hộ có phụ nữ thoát nghèo và ít nhất 2 hộ có phụ nữ thoát cận nghèo; phối hợp, mở ít nhất 2 lớp dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm cho 100 lao động nữ; vận động, hỗ trợ, giúp đỡ 10 phụ nữ khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh; thành lập và duy trì hoạt động hiệu quả ít nhất 3 Tổ hợp tác/tổ liên kết sản xuất; có ít nhất 1 doanh nghiệp/HTX do phụ nữ quản lý được thành lập; đến cuối năm 2025 có từ 50% trở lên hộ gia đình phụ nữ DTTS tham gia mô hình “Thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong phát triển kinh tế của hộ gia đình phụ nữ dân tộc thiểu số” trên địa bàn huyện đạt hiệu quả...

Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và Huyện ủy Krông Ana tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành mới
Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh và Huyện ủy Krông Ana tặng hoa chúc mừng Ban Chấp hành mới.

Đại hội đã bầu 15 đồng chí vào Ban Chấp hành Hội LHPN huyện Krông Ana lần thứ XI, nhiệm kỳ 2021 - 2026; đồng chí Lê Thị Thanh Hảo và đồng chí H’Gun Niê lần lượt tái cử chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Krông Ana. Đại hội cũng bầu 8 đại biểu chính thức và 2 đại biểu dự khuyết tham dự Đại hội đại biểu Phụ nữ tỉnh nhiệm kỳ 2021 -2026.

Vân Anh
 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.