Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Bông: Tạm thời phong tỏa thị trấn Krông Kmar test để nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2.

21:06, 11/11/2021

Sau khi ghi nhận ca mắc COVID-19 trong cộng đồng, UBND huyện Krông Bông đã quyết định phong tỏa thị trấn Krông Kmar từ ngày 11 đến 13-11 để tiến hành sàng lọc, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2, khoanh vùng, truy vết các trường hợp có yếu tố dịch tễ liên quan.

Theo đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thị trấn Krông Kmar phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Krông Bông sẽ thực hiện test nhanh cho 1.639 hộ dân, với hơn 8.000 nhân khẩu (hiện đã hoàn thành test nhanh cho 5/7 tổ dân phố).

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân trên địa bàn thị trấn Krông Kmar.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người dân trên địa bàn thị trấn Krông Kmar.

Thị trấn Krông Kmar đang đẩy mạnh các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân tuân thủ quy định phòng dịch. Đồng thời, thực hiện cách ly y tế trong vòng 14 ngày đối với tổ dân phố 5 và tổ dân phố 7 theo quy định; nhanh chóng thiết lập các chốt kiểm soát và thực hiện kiểm soát 24/24 giờ trên các cửa ngõ giáp ranh thị trấn; khởi động trường mẫu giáo của huyện làm khu cách ly tập trung; tiến hành phun khử trùng tại khu vực phong tỏa; vận động người dân dồn nhà, nhường chỗ cho F1 thực hiện cách ly… Hiện trên địa bàn thị trấn đã ghi nhận 5 trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Tính đến ngày 11-11, toàn huyện Krông Bông đã ghi nhận 152 ca dương tính (có 11 ca mắc mới trong ngày 11-11). Trong đó, đang điều trị 51 trường hợp; thực hiện cách ly y tế tại nhà riêng và khu cách ly tập trung 433 trường hợp, nơi cư trú là 2.004 trường hợp. Huyện đang tăng cường tiêm vắc xin cho người từ 18 tuổi trở lên, hiện đã có 37% số người được tiêm mũi 1 và 6,6% mũi 2.

Phương Thảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.