Multimedia Đọc Báo in

Huyện Cư Kuin: Có 39/58 trường hợp đã tự giác thu dọn đồ đạc và tháo dỡ công trình vi phạm dọc Quốc lộ 27

21:37, 26/05/2022

UBND huyện Cư Kuin cho biết, tính đến chiều 26/5 (trước thời điểm UBND huyện Cư Kuin tiến hành cưỡng chế 1 ngày) đã có 39/58 hộ dân tự giác tháo dỡ công trình xây dựng trái phép, sử dụng đất sai mục đích trên đất nông nghiệp do Công ty TNHH MTV Cà phê Việt Thắng quản lý (dọc Quốc lộ 27, thuộc thôn 8 và thôn 13, xã Ea Tiêu).  

UBND huyện Cư Kuin hỗ trợ máy móc phá dỡ công trình xây dựng trái phép dọc Quốc lộ 27 theo đề xuất của người dân vào ngày 25/5/2022

Qua công tác tuyên truyền, vận động của cấp ủy, chính quyền địa phương, các hộ dân đã nhận thức được việc làm sai quy định và chủ động tự giác vận chuyển đồ đạc, vật dụng sinh hoạt, tháo dỡ, tôn, mái che,… Song do gia đình ít người, nguồn kinh phí eo hẹp không có điều kiện thuê ca máy để tháo dỡ công trình, một số hộ dân đã đề xuất với chính quyền các cấp xin được hỗ trợ.

Ngay sau khi nhận được đề xuất của người dân, UBND huyện đã chỉ đạo lực lượng giúp đỡ các người dân phá dỡ công trình, trả lại hiện trạng đất ban đầu.

th
Tiến hành phá dỡ công trình vi phạm xây dựng trái phép theo đề nghị hỗ trợ của người dân.

Thời gian qua, các cấp ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện Cư Kuin và UBND xã Ea Tiêu đã tích cực tổ chức tuyên truyền, vận động giải thích các quy định pháp luật liên quan đến đất đai, hoạt động xây dựng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và phân tích các lỗi vi phạm đối với việc xây dựng trái phép, đồng thời đề nghị các hộ dân tự giác tháo dỡ công trình vi phạm.

UBND huyện cũng giao UBND xã Ea Tiêu theo dõi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh của các trường hợp vi phạm thuộc diện khó khăn, bị khuyết tật,… để có biện pháp vận động tháo dỡ, hỗ trợ hợp tình hợp lý.

Đối với các trường hợp chưa tự giác tháo dỡ các công trình vi phạm theo quyết định của UBND huyện Cư Kuin, nếu có nhu cầu giúp đỡ về nhân lực, vật lực trong quá trình tháo dỡ công trình vi phạm UBND huyện sẽ tiếp tục chỉ đạo các ngành liên quan hỗ trợ giúp người dân giảm bớt tổn thất về tài sản trong quá trình thực hiện cưỡng chế.

Trường hợp các hộ dân không chấp hành thì UBND huyện sẽ tiến hành xử lý nghiêm, kiên quyết cưỡng chế theo quy định của pháp luật và theo phương án cưỡng chế đã ban hành, toàn bộ chi phí cưỡng chế do người vi phạm, người bị cưỡng chế chịu trách nhiệm chi trả. 

Hồng Chuyên


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.