Multimedia Đọc Báo in

Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên dạy học sinh khiếm thính

17:48, 14/05/2022

Từ ngày 9 đến 14/5, tại TP. Buôn Ma Thuột, Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật đã tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên dạy học sinh khiếm thính năm 2021 – 2022.

Tham dư lớp tập huấn có 38 học viên là giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh; chuyên viên Sở Giáo dục và Đào tạo; người khiếm thính…

A
Các học viên tham gia lớp tập huấn

Các học viên đã được giảng viên của Trung tâm hướng dẫn, tập huấn về những nội dung: phương pháp dạy môn luyện từ và câu khối 2, khối 3 thông qua ngôn ngữ ký hiệu; phương pháp dạy học mông Tiếng Việt và Toán thông qua ngôn ngữ ký hiệu; giáo dục giới tính và cách phòng, tránh bạo lực, xâm hại cho học sinh khiếm thính khối 4, khối 5.

Lớp tập huấn nhằm hỗ trợ nâng cao năng lực cho giáo viên và nhân viên hỗ trợ giáo dục giảng dạy bằng ngôn ngữ ký hiệu cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học, bồi dưỡng cung cấp các kiến thức giúp phụ huynh/người giám hộ có thể giao tiếp và hỗ trợ trẻ học tập tại nhà và người lớn điếc được bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng giúp trẻ khiếm thính học tập.

Được biết, lớp tập huấn là một phần nội dung của Dự án nâng cao chất lượng giáo dục học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua ngôn ngữ ký hiệu (QIPEDC) do Quỹ Hợp tác toàn cầu tài trợ theo kết quả đầu ra (GPRBA) ủy thác thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ.

Dự án QIPEDC do Ban quản lý các dự án (Bộ Giáo dục và Đào tạo) làm chủ dự án, được thực hiện tại 20 tỉnh, thành phố gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Sơn La, Thái Nguyên, Yên Bái, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Phú Yên, Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Cà Mau, Tiền Giang, Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng và Đắk Lắk. Mục tiêu của Dự án QIPEDC nhằm tăng cường khả năng tiếp cận cho học sinh khiếm thính cấp tiểu học thông qua việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu tiếng Việt để nâng cao kết quả học tập của trẻ.

Gia Bảo


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.