Multimedia Đọc Báo in

Huyện Krông Ana thu gom, xử lý hơn 3,1 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng

21:23, 04/08/2022

Ngày 4/8, huyện Krông Ana đã tiến hành thu gom để nghiệm thu, bàn giao khối lượng bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn huyện.

Cụ thể, các đơn vị đã triển khai thu gom được 3.107 kg bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại những khu vực cánh đồng trồng lúa và trồng cây hàng năm của người trên địa bàn các xã, thị trấn. Số rác thải này sẽ được bàn giao cho Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Sinh vận chuyển đến nhà máy tại tỉnh Quảng Nam để xử lý theo quy định.

Cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành nghiệm thu khối lượng rác thải độc hại đã thu gom để vận chuyển đến nhà máy xử lý tại tỉnh Quảng Nam.
Cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành nghiệm thu khối lượng rác thải độc hại đã thu gom.

Được biết, từ năm 2017, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Krông Ana đã tham mưu UBND huyện triển khai đầu tư lắp đặt 367 bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật trên các khu vực cánh đồng trồng lúa và cây hàng năm để người dân thu gom sau khi sử dụng. Tính từ năm 2019 đến nay, huyện Krông Ana đã tổ chưc thu gom, bàn giao để xử lí được hơn 11 tấn bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.

Để tiếp tục nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong việc thu gom, xử lí bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng theo đúng quy định, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại địa phương; trong thời gian tới, Phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục tham mưu, đề xuất UBND huyện bố trí kinh phí đầu tư lắp đặt thêm các bể chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên khu vực đất trồng cây lâu năm để thu gom, xử lý theo quy định.

Khánh Huyền

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.