Multimedia Đọc Báo in

Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh: Gặp mặt “Tết sum vầy năm 2023”

18:26, 07/01/2023

Ngày 7/1, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đã tổ chức Chương trình gặp mặt “Tết sum vầy năm 2023” cho nhà giáo, người lao động trong ngành.

Tham gia chương trình có Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Y Jone Ktull; gần 300 nhà giáo, người lao động, cán bộ công đoàn trong ngành Giáo dục.

Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Y jone Ktull tặng quà cho người lao động
Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động tỉnh Y jone Ktull tặng quà Tết cho nhà giáo, người lao động trong ngành giáo dục

Với chủ đề “Tết sum vầy – Xuân gắn kết”, Chương trình đã trao tặng 620 suất quà Tết cho nhà giáo, người lao động có hoàn cảnh khó khăn với tổng trị giá 235 triệu đồng; trong đó, Liên đoàn Lao động tỉnh tặng 200 suất quà (tổng trị giá 160 triệu đồng), Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh 200 suất ( tổng trị giá 60 triệu đồng), Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Đắk Lắk 30 suất (tổng trị giá 15 triệu đồng). Ngoài ra, Công đoàn ngành còn gửi quà thăm hỏi 250 người lao động khó khăn với tổng trị giá 125 triệu đồng.

Đại diện đơn vị tặng quà cho Công đoàn ngành Giáo dục để tổ chức Tết sum vầy cho nhà giáo, người lao động
Đại diện Công đoàn ngành Giáo dục tiếp nhận quà tặng từ đơn vị tài trợ

Được biết, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh có 66 công đoàn cơ sở với 5.600 đoàn viên. Bên cạnh Chương trình gặp mặt “Tết sum vầy năm 2023” , Công đoàn ngành còn tham gia Chương trình “Chợ Tết Công đoàn” của Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức; tham gia kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động về việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, thưởng dịp Tết; tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động vui xuân, đón Tết tiết kiệm, an toàn, chấp hành tốt các quy định của pháp luật…

Thanh Hường


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.