Multimedia Đọc Báo in

8 lao động Đắk Lắk trúng tuyển sang Nhật Bản làm việc với chi phí “0 đồng”

23:00, 30/04/2023

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh (thuộc Sở LĐ-TBXH) cho biết, 8 trong số 14 lao động có nhu cầu đi làm việc tại Nhật Bản theo hợp đồng do Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Thăng Long DIH phối hợp với đơn vị tư vấn vào giữa tháng 3/2023 vừa trúng tuyển đơn hàng: hàn bán tự động và lắp ráp, hoàn thiện sản phẩm. 

Trong đó, huyện Krông Bông là địa phương có số lao động trúng tuyển nhiều nhất (4 người).

Sau khi trúng tuyển, 8 lao động này được Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Thăng Long DIH đào tạo tiếng Nhật trong thời gian 4 tháng tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến tháng 9/2023 sẽ sang Nhật Bản làm việc tại xưởng Ka Ga của Công ty Cổ phần Murata KiKai (tỉnh Ihikawa).

Điểm đặc biệt là sau 3 tháng sang làm việc, Công ty Cổ phần Murata KiKai sẽ hoàn trả tất cả chi phí đi xuất khẩu lao động cho người lao động.  

Ảnh: Hải Hoàng
 14 lao động của tỉnh Đắk Lắk trước khi tham dự kỳ thi do Công ty Cổ phần Murata KiKai tổ chức. Ảnh: Hải Hoàng

Đây là lần đầu tiên, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã kết nối thành công với một doanh nghiệp cung ứng các đơn hàng xuất khẩu lao động sang Nhật Bản với chi phí "0 đồng", nhằm tạo cơ hội người lao động, nhất là lao động nghèo, ở vùng sâu, vùng xa có cơ hội tìm kiếm việc làm, với thu nhập ổn định.

Ông Lê Hải Lý, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cho biết, Cục quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TBXH) đã có văn bản đồng ý để Công ty Cổ phần Phát triển nguồn nhân lực Thăng Long DIH thực hiện hợp đồng đã ký với đối tác bên Nhật Bản đưa các lao động trúng tuyển sang làm việc trong thời hạn 3 năm với mức lương cơ bản 155.390 YPY/tháng; chủ sử dụng lao động đài thọ vé máy bay 2 chiều; trợ cấp đào tạo…

Về phía Công ty Cổ phần Murata KiKai đã có thông báo tuyển dụng đối với các đơn hàng trên. Công ty áp dụng chính sách đặc biệt dành cho các lao động trúng tuyển. Cụ thể, sau khi vào làm việc trong 3 tháng đầu, công ty sẽ tiến hành thủ tục hỗ trợ mỗi lao động là 500.000 yên.

 Hoàng Hải 

 


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.