Multimedia Đọc Báo in

Huyện Ea Súp được đánh giá chuẩn xóa mù chữ mức độ 1

11:18, 28/08/2023

Huyện Ea Súp vừa được Bộ GD-ĐT đánh giá đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1 theo các tiêu chuẩn của Nghị định số 20/2014/NĐ-CP ngày 24/3/2014 của Chính phủ và Thông tư 07/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.

Cụ thể, số người từ 15 - 25 tuổi của huyện đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 là 13.366 (chiếm 99,72%); số người từ 15 - 35 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 là 28.695 người (98,56%); số người từ 15 - 60 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 1 là 51.321 (95,92%).

Số người từ 15 - 25 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 13.306 (99,28%); số người từ 15 - 35 tuổi đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 28.152 người (96,71%); số người từ 15 - 60 đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 là 48.542 (90,74%).

Cô trò trường Tiểu học Nguyễn Thị Định, xã Ia Rvê, huyện Ea Súp trong một tiết học
Một tiết học của cô và trò Trường THCS Nguyễn Thị Định (xã Ia Rvê, huyện Ea Súp).

Trên địa bàn huyện có 49 trường học các cấp và 3 nhóm, lớp mẫu giáo tư thục. Hệ thống trường, lớp, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cơ bản đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 20/2014/NĐ-CP, ngày 24/3/2014 của Chính phủ về phổ cập giáo dục, xóa mù chữ và Thông tư số 07/2016/TT-BGDĐT, ngày 22/3/2016 của Bộ GD-ĐT.

Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ huy động trẻ ra lớp đúng độ tuổi mẫu giáo đạt 100%, trẻ 6 tuổi  vào lớp 1 đạt 100%, trẻ 11 tuổi vào lớp 6 đạt 99,64%.

Thời gian tới, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp để giữ vững đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 1, nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí tại địa phương.

Minh Chi


Ý kiến bạn đọc


(E-magazine) Kiến tạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn
Đắk Lắk không chỉ nằm trong khu vực có hệ sinh thái tự nhiên phong phú, đa dạng phù hợp cho phát triển nông nghiệp, mà còn là địa phương có đến 49/53 dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Đây là lợi thế cạnh tranh rất lớn cho tỉnh trong xây dựng và phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tạo dựng nền nông nghiệp giàu bản sắc, kiến tạo kinh tế vùng nông thôn vững mạnh, tạo cú hích nâng tầm giá trị cho nông sản địa phương vươn ra thị trường trong và ngoài nước.